Có người hỏi tôi có thể cho xem một vài Website có giao diện mang văn hoá Việt Nam hay không. Tôi lúc đó cũng giật mình khi nhìn lại, có phải công ty đã được thị trường nước ngoài quá chiều chuộng để rồi đánh mất bản sắc văn hoá Việt Nam trong thiết kế Web.


Hầu như khách hàng nào cũng chỉ quan tâm làm sao Web của mình sao nhìn có tính mỹ thuật (graphic art) theo định hướng "Tây" mà không quan tâm thiết kế đồ hoạ (graphic design), có tính dễ sử dụng (easy-to-use), tính tiện dụng (usability), tính dễ truy cập (accesibility) đối với khách hàng mục tiêu của đơn vị mình.

Tôi cũng có nghiên cứu và khảo sát một lượng nhỏ người dùng cuối và rút ra 5 yếu tố chính phân biệt văn hoá Việt Nam và "Tây": Chủ nghĩa tập thể với cá nhân, nam với nữ, định hướng ngắn hạn với dài hạn, power-distance, uncertainty avoidance (tôi sẽ mô tả kỹ với tiếng Việt những thuật ngữ này).

Power distance (PD): có thể giải nghĩa như một nơi có sự bất bình đẳng trong xã hội, sự phân chia giai cấp sâu sắc

Những đất nước có PD cao hướng tới chính trị tập trung và có sự phân cấp cao trong tổ chức với sự khác biệt lớn trong lương và vị trí của con người. Những người cấp dưới có coi ông chủ như kẻ độc tài rộng lượng và hi vọng được làm những việc họ bảo. Bố mẹ dạy con cái biết vâng lời và hi vọng sẽ được tôn trọng. Thầy cô giáo đại diện cho sự thông thái và đương nhiên được tôn trọng. Sự bất bình đẳng luôn được hi vọng và có khi là mong ước.

Những đất nước có PD thấp hướng tới việc coi cấp dưới và cấp dưới như những người bạn, gần gũi nhau và có thể thay thế cho nhau, với sự phân cấp rất ít trong tổ chức và sự khác biệt trong lương và vị trí không nhiều. Bố mẹ và con trẻ cũng như thầy cô và học viên có thể xem như bình đẳng với nhau. Sự bình đẳng là điều mong muốn được vươn tới.

Có một vài điều khá thú vị về PD, đất nước có PD thấp hướng tới có GDP cao, dân số ít và địa lý rộng, ngược lại với đất nước có PD thấp.

Những khác biệt này đã tồn tại hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm, và nó không thể biến mất đi một sớm một chiều, dù cho sự toàn cầu hoá đang tiến gần tới từng con người của các nền văn hoá. Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy chúng còn tiếp tục trong hàng chục năm tới. Tuy nhiên giao diện Web của Việt Nam cũng đã có sự thay đổi rất lớn trong vài năm trở lại đây.

Dựa trên định nghĩa trên, chúng tôi tin PD có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh của giao diện người sử dụng và thiết kế Web:

- Xử lí thông tin: PD cao khác với PD thấp

- Phân cấp bậc trong nhận thức: cao hay nông

- Ảnh hưởng trong xã hội và thứ tự luân lý đạo đức (giữa các dân tộc, tôn giáo,…) và các biểu tượng của nó: sử dụng nhiều hay ít

- Tập trung vào ý kiến của các chuyên gia, quyền lực, chứng chỉ, biểu trưng, con dấu: mạnh hay yếu

- Người lãnh đạo được coi trọng trong khi người dân, khách hàng và người làm công không được như vậy.

- Sự quan trọng của bảo mật, hạn chế hoặc sự cản trở truy cập: hạn chế thể hiện một cách rõ ràng, ép buộc, có tần suất với người sử dụng hay cho phép tự do một cách minh bạch, tích hợp, ngấm ngầm.

- Vai trò xã hội được sử dụng để tổ chức thông tin: thường xuyên hay không thường xuyên.

Sự khác biệt về PD có thể diễn tả trên các trang Web các hai đất nước và của P.T.C và một trang khác.

Trường Đại học Utara Malaysia, một đất nước có chỉ số PD rất cao 104


Trường đại học kỹ thuật Eindhoven tại Hà Lan có PD là 38 (Hà Lan là một đất nước có chỉ số PD rất thấp)

Sự khác biệt của 2 nhóm Website. Web Malaysia có đặc điểm đối xứng, tập trung vào con dấu của trường, hình ảnh của khoa hoặc bằng cấp và những toà nhà đồ sộ tất cả khiến người sử dụng có có sự tham gia thấp khi vào website. Menu trên cùng giải thích chi tiết về hình ảnh được biểu tượng hoá con dấu của trường và thông tin về những người lãnh đạo.

Website của Hà Lan có đặc điểm nhấn mạnh vào sinh viên, không phải người lãnh đạo, sự dụng bố cục bất đối sức khá tốt cùng với hình ảnh của cả 2 giới trong minh hoạ. Website này nhấn mạnh sức mạnh của sinh viên cũng như khách hàng tất cả đều bình đẳng. Sinh viên thậm chí có cơ hội sử dụng Web cam để tự tham quan trường.


Ảnh hưởng của văn hoá trong thiết kế Website


Tiếp tục với vấn đề văn hoá trong thiết kế Web. Chúng ta làm một chuyến du hành ngắn qua các nền văn hóa, đất nước nơi Toyota đã đặt chân và gây dựng cơ nghiệp tại đó. Bằng việc xem qua các trang Web do Toyota bản địa xây dựng, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về sự khác biệt về văn hoá. Với các mục đích khác nhau các Website sẽ có thể hiện khác nhau. Có lẽ các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy với hàng trăm nước thì Toyota lại có hàng trăm Website khác nhau, chúng ta không đi sâu vào chiến lược từ Toyota mẹ nhưng có điều chắc chắn một website toàn cầu áp dụng cho nhiều quốc gia sẽ không linh động và không đáp ứng được sự khác biệt về nhận thức và sự thoả mãn trong văn hoá của từng Website.

(sưu tầm)