Mỗi website có một nội dung, đối tượng đọc giả và mục đích xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi website cũng được xây dựng theo những định dạng và chuẩn mực khác nhau. Dưới đây là một số định dạng chính.

1. Diễn đàn (forum): mục tiêu tạo “sân chơi” trao đổi ý kiến cho cộng đồng người xem website, từ đó thu hút đông đảo người xem và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Người xem có thể đăng tải chủ đề, câu hỏi của mình lên website, đọc và trả lời các câu hỏi khác v.v... Quyền thao tác trên diễn đàn được phân chia theo nhiều cấp, từ đơn giản là chỉ đọc, đến được quyền trả lời, được tạo chủ đề mới, được kiểm soát bài viết trên diễn đàn v.v... Một diễn đàn điển hình là http://www.ttvnol.com/forum/ (Trái tim Việt Nam Online).

2. Đăng ký nhận bản tin: với mục tiêu giữ mối liên lạc với người xem để có thể gửi đến người xem những bản tin (newsletter) cung cấp thông tin hữu ích (và có thể kèm theo thông tin quảng cáo sản phẩm, dịch vụ), một số website có chức năng cho phép người xem đăng ký nhận bản tin gửi định kỳ qua email. Người quan tâm có thể cung cấp địa chỉ email của mình để định kỳ nhận bản tin gửi từ chủ sở hữu của website. Nên có chức năng cho phép từ chối nhận khi người nhận không muốn nhận bản tin nữa.

3. Thông báo, tin tức mới: trên một số website nên có chức năng đăng tải những thông báo, tin tức mới nhất, hiển thị trên trang chủ để người xem có thể nhìn thấy ngay. Đây là dạng cơ sở dữ liệu với công cụ quản lý nhập liệu dễ sử dụng để người không biết về web cũng có thể nhập liệu.

4. Giỏ mua hàng (shopping cart): dành cho các website trưng bày và bán nhiều mặt hàng, phục vụ nhu cầu chọn lựa hàng hóa, mô phỏng quá trình mua ở siêu thị: khách hàng chọn hàng bỏ vào giỏ, thay đổi số lượng món hàng, đổi ý không mua và bỏ món hàng ra khỏi giỏ... Cuối cùng khi quyết định đi ra tính tiền (check-out), chức năng giỏ mua hàng sẽ liệt kê “hóa đơn” các món hàng chọn mua, số lượng từng món, tổng giá trị... Bất kỳ website siêu thị trực tuyến nào cũng cần phải có chức năng giỏ mua hàng.

5. Download miễn phí: để thu hút người xem một số website còn cung cấp những thông tin, file, chương trình... cho người xem download miễn phí về dùng, ví dụ như trò chơi, sách điện tử (e-book), chương trình ứng dụng nhỏ, hình ảnh đẹp v.v... Trên những “vật phẩm” cho download miễn phí này, chủ sở hữu website đã khéo léo kèm theo những thông tin giới thiệu về website, để người download có thể gửi tặng bạn bè... và giúp marketing cho website.

6. Thành viên: mục thành viên chủ yếu là để thu thập thông tin (email, giới tính, độ tuổi, khu vực sinh sống, sở thích...) của những ai tự nguyện đăng ký tham gia một “câu lạc bộ” nào đó trên website để được hưởng một số quyền lợi nhất định. Thông tin thu thập được sẽ được dùng để marketing, nghiên cứu hành vi sở thích khách hàng, thậm chí có thể bị bán cho những người cần thông tin này để phục vụ việc quảng cáo qua email. Ngoài ra, mục thành viên cũng có thể được dùng để phân loại nhóm người sử dụng miễn phí và có trả tiền cho một số dịch vụ cung cấp trên website.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Phần này giải thích một số thuật ngữ cũng như khía cạnh kỹ thuật một cách cơ bản nhất, dễ hiểu nhất cho doanh nhân.

Tên miền (domain): tên miền chính là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền. Tên miền có nhiều dạng như www. abc.com, www.abc.net hay www.abc.com.vn... Có những website không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng www.abc.com/xyz hay www.xzy.abc.com (xzy là tên miền con của tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức www.abc. com) có thể “mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế. Chi phí trả cho một tên miền dạng www.abc.com khi mua trên mạng là khoảng 10 đô-la Mỹ/năm.

Dịch vụ lưu trữ (hosting, hay host): muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy cập vào website thì dữ liệu phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ - server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet, máy tính này chính là host server. Một host server có thể lưu trữ rất nhiều website cùng một lúc. Nếu máy tính này có sự cố bị tắt trong một thời điểm nào đó thì lúc đó không ai truy cập được những website lưu trữ trên máy tính đó. Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn mua host với dung lượng 10MB (tức chứa được tối đa 10MB dữ liệu), 20MB, 50MB, 100MB hay nhiều hơn. Giá hosting hiện nay cũng rất thấp, chỉ từ vài chục nghìn đến một hai trăm nghìn đồng mỗi tháng, tùy theo cấu hình host và ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu mà host hỗ trợ.

Dung lượng host và dung lượng truyền (transfer): dung lượng host là số MB dành để chứa dữ liệu. Ví dụ host 100MB cho doanh nghiệp 100MB để chứa file, cơ sở dữ liệu, email... Dung lượng truyền của host là tổng số MB dữ liệu, file... truyền ra truyền vào (download, upload) máy chủ nơi host website trong mỗi tháng.

Khi doanh nghiệp mua host cho website, cần ước tính dung lượng truyền theo công thức sau:

Dung lượng truyền trong tháng (transfer/month) (GB) = số lượt truy cập website trong tháng x số trang bình quân mỗi lượt người xem x số KB mỗi trang web / 1.000.000 (đổi từ KB sang GB). Ví dụ: ước tính website của doanh nghiệp sẽ có khả năng đón 10.000 lượt người xem trong tháng, mỗi lượt người sẽ xem bình quân 10 trang, mỗi trang web nặng bình quân 100KB, vậy doanh nghiệp cần dung lượng truyền là (10.000 x 10 x 100)/1.000.000 = 10GB/tháng.

Hacker/Hacking: hacker là những người thích nghiên cứu về bảo mật trên Internet và “thực tập” bằng cách đi “đánh phá” những website nào sơ hở về bảo mật. Nói chung, không một website nào trên thế giới dám tuyên bố bảo mật tuyệt đối. Hacker có thể cướp tên miền của website, có thể thay đổi nội dung của website, có thể tấn công ồ ạt (các lệnh yêu cầu server hoạt động) làm cho website bị “tê liệt” trong một khoảng thời gian. Những việc này doanh nghiệp nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ host của mình xem họ có chính sách phục hồi sau khi bị hack như thế nào.

Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website:

Nhiều doanh nghiệp có website than phiền rằng website của họ không mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh. Đây là một thực trạng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân cũng rất đơn giản và hiển nhiên như sau: Website xây xong thì “bị bỏ quên”, không chú trọng marketing cho website:

Nếu doanh nghiệp sản xuất ra một sản phẩm mới mà không có một hoạt động marketing nào để quảng bá sản phẩm đó thì liệu thị trường có biết đến sản phẩm đó không? Vì thế, sau khi có website, doanh nghiệp phải chú trọng marketing cho website của mình, cả marketing trên mạng và marketing truyền thống (như in địa chỉ website lên danh thiếp, bao gồm địa chỉ website trong các mẩu quảng cáo, bao bì, tài liệu giao dịch của doanh nghiệp).

Nội dung nghèo nàn, không cập nhật, thiết kế không chuyên nghiệp, chức năng không tiện lợi:

Nếu làm tốt marketing, có nhiều người truy cập nhưng phần nội dung, hình thức, chức năng website lại nghèo nàn, không chuyên nghiệp thì sẽ khó có khả năng người ta quay lại xem lần thứ hai. Hơn nữa, nguy cơ bị đối tượng khách hàng đánh giá thấp mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp nếu website của doanh nghiệp không được chăm sóc kỹ làm cho doanh nghiệp bị mất nhiều cơ hội bán hàng.

Để website mang lại hiệu quả, có 03 yếu tố phải thỏa mãn: chất lượng website, marketing website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem.

Chất lượng website: là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã vào xem website của doanh nghiệp. Chất lượng website được đánh giá thông qua các yếu tố sau: Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề bộn, không có quá nhiều thông tin trên một trang...

Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ, súc tích, được cập nhật thường xuyên. Quan trọng hơn là thông tin phải hữu dụng cho người xem.

Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không người xem sẽ chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet bằng điện thoại rất chậm.

Các chức năng tiện ích phục vụ người xem: website phải có các chức năng tiện ích phục vụ người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v... để tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho người xem.

Marketing website: đây là khâu quan trọng nhất để thu hút người vào xem website (chủ yếu là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có một số rất ít người vào xem, làm cho website trở nên vô dụng. Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và đưa vào hoạt động, cần phải đầu tư cho marketing website. Marketing website hiệu quả là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, đầu tư... nhưng rất cần thiết đối với sự thành công của website. Hiện trên Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web, nếu không nỗ lực mar- keting, website của doanh nghiệp sẽ chìm sâu trong “đại dương” Internet và những đầu tư cho website sẽ là “công dã tràng”.

Hỗ trợ khách hàng: nếu DN đã làm tốt khâu marketing và từ đó có nhiều người biết đến và ghé qua thăm viếng website. Nếu DN đã làm tốt khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé qua thăm viếng website đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ ích cho họ, những điều họ đang đi tìm... Nhưng như thế chưa đủ để mang lại thành công cho website của doanh nghiệp. Điều còn thiếu là: chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem (khách hàng), tức tốc độ phục vụ trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng người... Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website mà phải chờ vài ngày không thấy câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời không rõ ràng, không đầy đủ, với văn phong cẩu thả... thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị mất nhiều khách hàng tiềm năng.

Để khai thác hiệu quả của website tốt, doanh nghiệp nên chú ý các đặc tính bên dưới của website và đảm bảo rằng website của mình phải thỏa những yêu cầu đó. Được khách hàng biết đến (Customer Awareness)

Để website hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, trước hết doanh nghiệp cần làm cho thật nhiều người biết đến website của mình. Đây chính là việc marketing website. Nếu không marketing, web- site của doanh nghiệp sẽ hầu như vô dụng.

Tính hấp dẫn người xem (Stickiness)

Nếu người xem chỉ xem một lần rồi không bao giờ vào xem nữa thì website của DN cũng thực sự không mang lại lợi ích nhiều. Do đó, trên website của doanh nghiệp cần phải có những thông tin đầy đủ, bổ ích, cập nhật... đáp ứng đúng nhu cầu người xem.

Vì là website của DN nên đa số chỉ có mục đích trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu DN chứ không có nhiều thông tin mang tính thời sự hay bổ ích thú vị đối với người xem. Song, đối tượng người xem cũng chỉ là những ai đã có chủ ý tìm thông tin hay có nhu cầu về mặt hàng hay dịch vụ mà DN đang bán, do đó, DN chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin về những gì mình bán, nếu được thì nên cung cấp vài thông tin bổ sung để thu hút người xem và tạo ấn tượng tốt cho họ. Ví dụ: website của DN sản xuất trà thì nên có phần giới thiệu về các loại trà, công dụng, hữu ích như thế nào cho người sử dụng, cách thức pha trà ngon v.v...

Quan trọng nhất là DN cần có thông tin thuyết phục được người xem rằng “Tại sao quý vị nên mua sản phẩm hay dịch vụ của chúng tôi mà không mua của ai khác?”

Quyết định mua (Decision to buy)

Khi người xem đã quan tâm, đã cảm thấy muốn mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thì điều quan trọng là trên website của doanh nghiệp phải có những thông tin “bắt mắt”, “hấp dẫn” để làm cho người xem cảm thấy nên quyết định mua ngay, không do dự nữa. Nếu không, người xem thoát ra khỏi website, hoặc đi tìm thông tin ở website khác thì doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng tiềm năng này.

Tính tiện lợi (Convenience)

Khi người xem đã quyết định mua, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin, chức năng tiện ích sao cho khách hàng có thể dễ dàng mua nhất. Ví dụ: cung cấp email, số điện thoại bàn, số điện thoại
di động, địa chỉ công ty, địa chỉ mua, chức năng mua qua mạng với thao tác gọn nhất, nhanh nhất, hướng dẫn cụ thể từng bước cho khách hàng mua qua mạng... Thật đáng tiếc nếu người xem đã quyết định mua nhưng lại “bất lực” vì không biết phải làm sao để mua!

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Để xây dựng website cho mình, doanh nghiệp cần theo các bước sau:

* Xác định mục đích của website, đối tượng người xem.

* Xác định sơ bộ cách thức hoạt động của website, các chức năng chính và các phần nội dung cần có.

* Tham khảo một số website tương tự để lấy ý tưởng, học hỏi, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của chúng.

* Tên miền (domain): cần mua tên miền sớm để đảm bảo tên miền không bị người khác mua mất trong tương lai.

* Tìm một công ty dịch vụ Thương mại điện tử để được tư vấn thêm chi tiết và nhờ họ thiết kế xây dựng website sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.

* Chuẩn bị thông tin, hình ảnh... để đăng tải trên các trang web.

* Giải pháp duy trì website (hosting).

* Sau khi website được xây dựng xong và đưa vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải marketing, cập nhật thông tin, thêm thông tin, thay đổi nhỏ... để tránh nhàm chán và thu hút người xem.

Các bước xây dựng website: Xác định tên miền và mua tên miền

* Tên miền là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất khi bạn quyết định xây dựng một website. Một tên miền tốt phải đơn giản, dễ nhớ, dễ liên tưởng. Đặc biệt, tên miền không nên sử dụng các dấu hay chữ có thể làm người xem gõ nhầm khi họ đang sử dụng bộ gõ tiếng Việt. Ví dụ, với khách hàng quen gõ theo kiểu VNI, nếu tên miền website của bạn là www.com24.com thì thường bị biến thành www.cõm.com (số 2 là dấu huyền {`}, số 4 là dấu ngã {~}).

Xác định sitemap: như mục lục một quyển sách, gồm các phần

* Trang chủ
* Giới thiệu Công ty
* Sản phẩm
* Dòng sản phẩm 1
* Dòng sản phẩm 2

...

* Dịch vụ
* Chính sách bán hàng
* Liên hệ

Xác định cấu trúc kỹ thuật của từng phần trong sitemap, ví dụ trang giới thiệu thông tin là trang web tĩnh (static page), trang giới thiệu sản phẩm là cơ sở dữ liệu (database), trang chủ bố trí như thế nào, các hiệu ứng hình ảnh trên trang chủ... Chọn các kỹ thuật, ngôn ngữ để xây dựng website.

* Thiết kế đồ họa
* Lập trình những phần cần lập trình
* Nhập liệu vào cơ sở dữ liệu, làm các trang web tĩnh
* Chọn host (lưu trữ) cho website. Host phải hỗ trợ các ngôn ngữ dùng để xây dựng website.
* Tải toàn bộ nội dung website lên host
* Kiểm tra toàn bộ website trước khi chính thức đưa vào hoạt động.

Những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website:

* Website không nên có quá nhiều hình ảnh động, hiệu ứng hình ảnh, nội dung quá nhiều trên một trang vì sẽ làm người xem bị rối và trang web sẽ nặng, hiển thị chậm làm người xem mất kiên nhẫn.

* Website không nên có quá nhiều nội dung trên một trang vì sẽ làm người xem lúng túng không biết phải làm thế nào để tìm được thông tin họ cần.

* Website phải được thiết kế đồng nhất về thẩm mỹ, dùng thống nhất vài gam màu nhất định, font chữ, cỡ chữ thống nhất trên các trang.

* Tên miền không nên quá dài hay có ký tự gạch nối (-). Tên miền nên gợi nhớ được mục đích của website.

* Website nên có công cụ cập nhật thông tin sao cho người không hiểu biết về thiết kế lập trình web cũng có thể dễ dàng nhập liệu cho website.

* Chất lượng host phải tốt để hạn chế khả năng website bị “chết” (ngưng hoạt động) hoặc bị hacker đánh phá.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Các mô hình website Thương mại điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử: nổi tiếng nhất ở dạng này là website www.amazon.com, bán lẻ sách, CD, ứng dụng phần mềm, đồ chơi... qua mạng. Mô hình này hoạt động tương tự một siêu thị hay cửa hàng truyền thống, cho phép người mua chọn lựa hàng hóa, thay đổi số lượng món hàng, tính tiền, thanh toán và nhận hàng sau đó.

Đấu giá trực tuyến: nói đến mô hình đấu giá trực tuyến (online auction) thì www.eBay.com dẫn đầu về sự nổi tiếng. Website đấu giá trực tuyến mô phỏng quy trình bán đấu giá vật dụng, tức người bán đưa ra giá sàn (giá thấp nhất ban đầu), sau đó những người mua lần lượt trả giá cao hơn. Đến thời điểm nhất định, ai trả giá cao nhất sẽ là người có quyền mua món hàng.
Sàn giao dịch B2B: một sàn giao dịch điển hình là www.alibaba. com, là nơi các doanh nghiệp tham gia giới thiệu về mình, đăng tải các yêu cầu mua, bán, tìm đối tác. Vì là B2B nên những sàn giao dịch này không phục vụ việc bán lẻ và thanh toán qua mạng vì không cần thiết.

Cổng thông tin (portal): giống như danh bạ điện thoại liệt kê thông tin liên lạc của các công ty theo ngành nghề, những cổng thông tin này liệt kê những địa chỉ website theo phân loại ngành nghề, ví dụ www.dir.yahoo.com, www.vietnamb2bdirectory.com.

Mô hình giá động (dynamic pricing models): với những website mô hình này, người mua có thể trả giá theo ý mình (tùy người bán có đồng ý bán hay không). Đặc điểm của ngành du lịch (hàng không, khách sạn, vận chuyển công cộng...) là nếu tỷ lệ chiếm chỗ (room/seat occupation) là X% <>

Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo: ví dụ cụ thể là www.vnexpress.net, nơi trưng bày nhiều thông tin thời sự, giải trí, du lịch, văn hóa... để tạo cộng đồng người xem đông đúc và từ đó có doanh thu từ những đối tượng có nhu cầu đăng quảng cáo (banner).

Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp: cuối cùng là web site đơn giản nhất, chỉ để giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, và cho phép người xem liên lạc với doanh nghiệp qua website này. Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình thông qua website giới thiệu thông tin này.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Kiến thức tổng quát về website - Website là gì?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Những phần thiết yếu của một website

Website là một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác) cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần).
Website là một tập hợp một hay nhiều web page. Nếu nói “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng trang web” là không chính xác về từ ngữ, mà phải nói là “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng một web - site” (đọc là “web-sai”). Để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin).

Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (đăng tải thông tin không hạn chế, không giới hạn số trang, diện tích bảng in...) và không giới hạn phạm vi địa lý.

Những phần nội dung thiết yếu của một website: website thường có các phần nội dung sau: Trang chủ: trang đầu tiên hiện lên khi người ta truy cập website đó. Trang chủ là nơi liệt kê các liên kết

Trang chủ thường dùng để trưng bày những thông tin mới nhất mà DN muốn giới thiệu đầu tiên đến người xem.

Trang liên hệ: trưng bày thông tin liên hệ với doanh nghiệp và thường có một form liên hệ để người xem gõ câu hỏi ngay trên trang web này.

Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp (About us): người xem khi đã xem website và muốn tìm hiểu về nhà cung cấp, do đó DN cần có một trang giới thiệu về mình, nêu ra những thế mạnh của mình so với các nhà cung cấp khác.

Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với các thông tin và hình ảnh minh họa.

Trang hướng dẫn hoặc chính sách: dùng để cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào v.v... Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời các câu hỏi “làm thế nào” của người xem và tạo cho người xem ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Ảnh hưởng của văn hoá trong thiết kế Website

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Có người hỏi tôi có thể cho xem một vài Website có giao diện mang văn hoá Việt Nam hay không. Tôi lúc đó cũng giật mình khi nhìn lại, có phải công ty đã được thị trường nước ngoài quá chiều chuộng để rồi đánh mất bản sắc văn hoá Việt Nam trong thiết kế Web.


Hầu như khách hàng nào cũng chỉ quan tâm làm sao Web của mình sao nhìn có tính mỹ thuật (graphic art) theo định hướng "Tây" mà không quan tâm thiết kế đồ hoạ (graphic design), có tính dễ sử dụng (easy-to-use), tính tiện dụng (usability), tính dễ truy cập (accesibility) đối với khách hàng mục tiêu của đơn vị mình.

Tôi cũng có nghiên cứu và khảo sát một lượng nhỏ người dùng cuối và rút ra 5 yếu tố chính phân biệt văn hoá Việt Nam và "Tây": Chủ nghĩa tập thể với cá nhân, nam với nữ, định hướng ngắn hạn với dài hạn, power-distance, uncertainty avoidance (tôi sẽ mô tả kỹ với tiếng Việt những thuật ngữ này).

Power distance (PD): có thể giải nghĩa như một nơi có sự bất bình đẳng trong xã hội, sự phân chia giai cấp sâu sắc

Những đất nước có PD cao hướng tới chính trị tập trung và có sự phân cấp cao trong tổ chức với sự khác biệt lớn trong lương và vị trí của con người. Những người cấp dưới có coi ông chủ như kẻ độc tài rộng lượng và hi vọng được làm những việc họ bảo. Bố mẹ dạy con cái biết vâng lời và hi vọng sẽ được tôn trọng. Thầy cô giáo đại diện cho sự thông thái và đương nhiên được tôn trọng. Sự bất bình đẳng luôn được hi vọng và có khi là mong ước.

Những đất nước có PD thấp hướng tới việc coi cấp dưới và cấp dưới như những người bạn, gần gũi nhau và có thể thay thế cho nhau, với sự phân cấp rất ít trong tổ chức và sự khác biệt trong lương và vị trí không nhiều. Bố mẹ và con trẻ cũng như thầy cô và học viên có thể xem như bình đẳng với nhau. Sự bình đẳng là điều mong muốn được vươn tới.

Có một vài điều khá thú vị về PD, đất nước có PD thấp hướng tới có GDP cao, dân số ít và địa lý rộng, ngược lại với đất nước có PD thấp.

Những khác biệt này đã tồn tại hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm, và nó không thể biến mất đi một sớm một chiều, dù cho sự toàn cầu hoá đang tiến gần tới từng con người của các nền văn hoá. Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy chúng còn tiếp tục trong hàng chục năm tới. Tuy nhiên giao diện Web của Việt Nam cũng đã có sự thay đổi rất lớn trong vài năm trở lại đây.

Dựa trên định nghĩa trên, chúng tôi tin PD có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh của giao diện người sử dụng và thiết kế Web:

- Xử lí thông tin: PD cao khác với PD thấp

- Phân cấp bậc trong nhận thức: cao hay nông

- Ảnh hưởng trong xã hội và thứ tự luân lý đạo đức (giữa các dân tộc, tôn giáo,…) và các biểu tượng của nó: sử dụng nhiều hay ít

- Tập trung vào ý kiến của các chuyên gia, quyền lực, chứng chỉ, biểu trưng, con dấu: mạnh hay yếu

- Người lãnh đạo được coi trọng trong khi người dân, khách hàng và người làm công không được như vậy.

- Sự quan trọng của bảo mật, hạn chế hoặc sự cản trở truy cập: hạn chế thể hiện một cách rõ ràng, ép buộc, có tần suất với người sử dụng hay cho phép tự do một cách minh bạch, tích hợp, ngấm ngầm.

- Vai trò xã hội được sử dụng để tổ chức thông tin: thường xuyên hay không thường xuyên.

Sự khác biệt về PD có thể diễn tả trên các trang Web các hai đất nước và của P.T.C và một trang khác.

Trường Đại học Utara Malaysia, một đất nước có chỉ số PD rất cao 104


Trường đại học kỹ thuật Eindhoven tại Hà Lan có PD là 38 (Hà Lan là một đất nước có chỉ số PD rất thấp)

Sự khác biệt của 2 nhóm Website. Web Malaysia có đặc điểm đối xứng, tập trung vào con dấu của trường, hình ảnh của khoa hoặc bằng cấp và những toà nhà đồ sộ tất cả khiến người sử dụng có có sự tham gia thấp khi vào website. Menu trên cùng giải thích chi tiết về hình ảnh được biểu tượng hoá con dấu của trường và thông tin về những người lãnh đạo.

Website của Hà Lan có đặc điểm nhấn mạnh vào sinh viên, không phải người lãnh đạo, sự dụng bố cục bất đối sức khá tốt cùng với hình ảnh của cả 2 giới trong minh hoạ. Website này nhấn mạnh sức mạnh của sinh viên cũng như khách hàng tất cả đều bình đẳng. Sinh viên thậm chí có cơ hội sử dụng Web cam để tự tham quan trường.


Ảnh hưởng của văn hoá trong thiết kế Website


Tiếp tục với vấn đề văn hoá trong thiết kế Web. Chúng ta làm một chuyến du hành ngắn qua các nền văn hóa, đất nước nơi Toyota đã đặt chân và gây dựng cơ nghiệp tại đó. Bằng việc xem qua các trang Web do Toyota bản địa xây dựng, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về sự khác biệt về văn hoá. Với các mục đích khác nhau các Website sẽ có thể hiện khác nhau. Có lẽ các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy với hàng trăm nước thì Toyota lại có hàng trăm Website khác nhau, chúng ta không đi sâu vào chiến lược từ Toyota mẹ nhưng có điều chắc chắn một website toàn cầu áp dụng cho nhiều quốc gia sẽ không linh động và không đáp ứng được sự khác biệt về nhận thức và sự thoả mãn trong văn hoá của từng Website.

(sưu tầm)

 

Internet là một công cụ quan trọng đối với các doanh nghiệp

Tạp chí CIO và Darwin của Mỹ đã thực hiện một cuộc điều tra đối với các khách hàng của mình về hiệu quả của Internet và kết quả cho thấy, hầu hết người dùng đều cho rằng Internet là một công cụ quan trọng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn những người được hỏi cho rằng, các site trên Internet của họ không phải là một nơi chỉ để bán hàng. Đa số những người được hỏi cho rằng, chức nǎng chính của các địa chỉ Website trên Internet là để cung cấp các sản phẩm đặc thù hoặc cung cấp, truyền đạt thông tin (39%) và cho phép những người truy nhập Website hiểu biết thêm về công ty sở hữu Website đó (34%). Chỉ có 16% những người được hỏi cho rằng chức nǎng chính của các website trên Internet là để mua bán hàng hoá và giao dịch.

Internet là một công cụ quan trọng đối với các doanh nghiệp

Tạp chí CIO và Darwin của Mỹ đã thực hiện một cuộc điều tra đối với các khách hàng của mình về hiệu quả của Internet và kết quả cho thấy, hầu hết người dùng đều cho rằng Internet là một công cụ quan trọng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn những người được hỏi cho rằng, các site trên Internet của họ không phải là một nơi chỉ để bán hàng. Đa số những người được hỏi cho rằng, chức nǎng chính của các địa chỉ Website trên Internet là để cung cấp các sản phẩm đặc thù hoặc cung cấp, truyền đạt thông tin (39%) và cho phép những người truy nhập Website hiểu biết thêm về công ty sở hữu Website đó (34%). Chỉ có 16% những người được hỏi cho rằng chức nǎng chính của các website trên Internet là để mua bán hàng hoá và giao dịch.

Cuộc điều tra được tiến hành đối với 140 nhà chuyên môn công nghệ thông tin và những người đọc của tạp chí Darwin. Kết quả cho thấy, nhân tố mang tính quyết định lớn nhất đối với sự thành công của một Website là sự trung thành của khách hàng và gia tǎng doanh thu. Đó cũng là yếu tố quyết định sự thành công của các website của các công ty. Các công ty luôn trông đợi rằng những lợi nhuận sau đầu tư về Internet và Intranet sẽ đến trong giai đoạn ngắn, giúp giảm chỉ phí, giúp thoả mãn khách hàng tốt hơn và giao tǎng doanh thu.

Những người được điều tra cho rằng, họ đã đạt được những thành công trong những bước đầu tập trung vào các yếu tố trực tuyến thuộc về nội bộ, như việc hợp lý hoá các qui trình trong chính công ty. Hướng ra bên ngoài, các công ty sẽ cố gắng thu được kết quả tốt trong các từ việc triển hai các hệ thống liên quan tới khách hàng. Họ sẽ phải dựa vào Internet ngày càng nhiều để gia tǎng các dịch vụ khách hàng cũng như lòng trung thành của họ và cuối cùng là để gia tǎng doanh thu.

Internet được xem là hết sức quan trọng trong tổng thể chiến lược của doanh nghiệp. Phần lớn những giám đốc công nghệ thông tin và người đọc được điều tra đã cho những thống kê khá thuyết phục. Đa số những người được hỏi cho rằng, chức nǎng chính của các địa chỉ Website trên Internet là để cung cấp, truyền đạt thông tin để cho phép những người truy nhập Website hiểu biết thêm về công ty sở hữu Website đó (34%). Chỉ có 16% những người được hỏi cho rằng chức nǎng chính của các website trên Internet là để mua bán hàng hoá và giao dịch. Khoảng 2/3 số người được hỏi cho rằng Internet là quan trọng và thiết yếu đối với công ty của họ và 32% cho rằng Internet không quan trọng hoặc không cần thiết đối với doanh nghiệp của họ.

Intranet cung cấp những giá trị nhất định

35% những người được hỏi cho rằng, các địa chỉ trên các mạng diện rộng của họ làm hợp lý hoá các quy trình nội bộ, 21% cho rằng là để cung cấp thông tin (như một thư mục công ty) cho nhân viên và 18% cho rằng là để cung cấp những thông tin phúc lợi cho nhân viên. 60% số người được hỏi cho rằng các mạng Intranet là quan trọng và thiết yếu đối với các chính sách tổng thể của công ty, chỉ có 31% có ý kiến ngược lại.

Các nhóm phát triển Web thường xuyên phải báo cáo tới bộ phận quản lý công nghệ hoặc tiếp thị (Marketing)

131 người (chiếm đại đa số) người được hỏi cho biết, doanh nghiệp của họ có cả các địa chỉ trên mạng diện rộng và mạng Internet. 71% cho biết công ty họ có những nhóm chuyên môn phát triển Internet và Intranet. Trung bình, các công ty có khoảng 6 nhân viên chuyên trách phát triển Web. 49% cho biết, nhóm phát triển Web phải thông báo thường xuyên tới bộ phận quản lý công nghệ thông tin và 20% phải báo cáo cho bộ phận bán hàng/tiếp thị và 10% phải báo cáo cho các bộ phận hoạt động khác.

Các công ty cho rằng, lợi nhuận sau đầu tư về Internet và Intranet sẽ thu lại trong giai đoạn ngắn, giúp giảm chi phí, tǎng sức thoả mãn khách hàng và gia tǎng doanh thu

Về lợi nhuận sau đầu tư, gần một nửa số người được hỏi cho rằng chỉ trong vòng 12 tháng. Các giải pháp về Internet/Intranet sẽ giúp giảm chi phí hoạt động doanh nghiệp (ý kiến của 60% số người được hỏi), cải thiện quan hệ với khách hàng (56%) và gia tǎng doanh thu (52%).

Thành công của việc phát triển web được quyết định bởi lòng trung thành của khách hàng và sự gia tǎng của doanh thu

Khi được hỏi về việc làm thế nào để đo lường mức độ thành công của các bước phát triển web trên Internet, 56% cho rằng dựa vào mức độ trung thành của khách hàng, 55% cho rằng dựa vào mức độ gia tǎng doanh thu, 51% cho rằng dựa vào mật độ truy nhập web, 47% cho rằng dựa vào mức độ hợp lý hoá các quy trình nội bộ và 43% cho rằng dựa vào mức độ tǎng khách hàng. Khi được hỏi về vấn đề giảm chi phí, những người được phỏng vấn cho rằng họ sẽ đánh giá mức độ thành công của việc phát triển web dựa trên mức độ giảm chi phí tiếp thị quảng cáo (39%), chi phí bán hàng (38%) và chi phí phân phối (28%).

Đánh giá về lợi ích thu lại vẫn có nhiều ý kiến khác nhau

Khi được hỏi về lợi ích đem lại từ việc phát triển Web, có nhiều tiêu chí khác nhau được đưa ra. 40% cho rằng việc phát triển web đã cải thiện mức độ hợp lý của các quy trình nội bộ, 36% cho rằng tǎng được mức độ trung thành của khách hàng, 31% cho rằng tǎng được doanh thu, 29% cho rằng tǎng được quan hệ với đối tác và nhà cung cấp, cũng 29% cho rằng phát triển web giúp tǎng nǎng suất của nhân viên. Đối với vấn đề giảm các chi phí, 27% cho rằng công ty họ đã giảm được chi phí marketing thông qua việc phát triển web, 18% cho rằng giúp giảm chi phí bán hàng và 11% cho rằng giúp giảm chi phí phân phối.

Thông tin thêm vê cuộc điều tra

Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 1 tới ngày 28/3/2002. Những người tham gia điều tra là những người truy nhập website CIO.com, Darwinmag.com và những người đọc tin thư (newsletter) của tạp chí CIO. Có khoảng 140 nhà chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin tham gia điều tra. Về mặt chức danh công nghệ, 23% trong số họ là giám đốc công nghệ hoặc các chức vụ tương đương, 17% là trưởng bộ phận liên quan đến công nghệ, 21% là nhân viên tư vấn và nhân viên công nghệ. Về các chức danh kinh doanh, 18% là ở cấp giám đốc, 17% ở cấp trưởng bộ phận và 10% là nhân viên.

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có người tham gia điều tra:

Chế tạo (18%), liên quan đến máy tính (15%); bán buôn, bán lẻ, phân phối (11%); chính quyền (10%); bảo hiểm, luật pháp, bất động sản(6%); Tài chính, ngân hàng,kế toán (6%).

Hơn 55% những người tham gia điều tra làm việc ở các công ty dưới 1.000 nhân viên, 32% thuộc các công ty có số nhân viên từ 1.000-9.999 nhân viên, 13% làm việc tại các công ty có hơn 10.000 nhân viên.

48% trong số người được hỏi làm việc ở các công ty có doanh thu hàng nǎm dưới 100 triệu USD, 31% làm việc ở các công ty có doanh thu từ 100 triệu tới 9.999 triệu USD, và 21% thuộc các công ty có doanh thu hơn 1 tỷ USD.


(Theo CIO.com)

 

Trước khi bạn bắt tay vào thiết kế một trang web hay cả một website, bạn nên chú ý để tránh mắc phải những lỗi thông thường sau đây. Những lỗi này thường gây khó chịu cho đọc giả và vì thế bạn sẽ dễ mất đi những khách hàng tiềm năng.

Lỗi thứ nhất:

Kích cỡ website quá lớn. Nếu như phải mất từ 10 cho đến 15 giây để tải xuống website của bạn thì bạn nên đánh giá một cách quan về website của mình. Đó là lỗi lớn nhất mà người thiết kế giao diện website thường mắc phải. Có thể bạn truy cập internet bằng đường truyền tốc độ cao cộng chút hứng thú nên phần đồ hoạ bạn đưa vào chiếm tỉ trọng lớn trong giao diện của trang. Tuy nhiên, bạn thử nghĩ xem, nếu khách truy cập không có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như bạn, không có cáp truyền và tốc độ truy cập cao thì việc phải mất từ 10 đến 15 giây để tải xuống 1 trang web là chuyện thường tình, và tất nhiên không phải ai cũng có đủ lòng kiên trì để chờ đợi như vậy.

Lỗi thứ hai:

Các quảng cáo loè loẹt, sặc sỡ. Vâng, có thể đó là các banner quảng cáo mang đến cho bạn nguồn thu về tài chính. Nhưng bạn thử tưởng tượng xem, khi truy cập vào một trang nào đó mà đập ngay vào mắt mình là cả một cụm, một dãy dài từ đầu tới cuối hay cả một góc của trang tràn ngập các banner và logo quảng cáo thì tôi chắc rằng bạn không có cảm tình với trang web đó. Trên thực tế, các website của Việt Nam rất hay mắc lỗi này, các quản trị gia quá trú trọng vào nguồn thu quảng cáo từ việc cho đặt banner, cho nên các trang đó không còn mang tính thẩm mỹ cũng như nét đặc trưng của mình. Bạn thử để ý xem, các website hàng đầu thế giới như: www.yahoo.com đã giảm thiểu cho đặt banner hay logo quảng cáo trên trang chủ của mình, chuyển hướng tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tìm kiếm; hoặc các website tin tức hàng đầu thế giới, họ đã nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nội dung tin tức để thu hút đọc giả và khách hàng. Theo tôi, việc tăng số lượng đặt banner quảng cáo trên một trang đồng nghĩa với việc họ sẽ mất dần đi số đọc giả trung thành cũng như khách hàng tiềm năng của mình. Vì vậy, nên biết dàn trải một cách hợp lý các banner, logo quảng cáo sang các trang chuyên mục khác.

Lỗi thứ ba:

Bố cục rắc rối, lằng nhằng. Trước khi bạn xây dựng một website, phần việc phải tiến hành trước tiên là xây dựng một sơ đồ website. Bạn lên kế hoạch bao gồm danh sách cụ thể những gì cần phải làm như: số lượng trang, các chuyên mục, liên kết các trang, liên kết các chuyên mục, dịch vụ, nội dung thông tin cho từng trang, từng chuyên mục. Tiếp đến là tạo một form thông tin liên hệ, chỉ dẫn và đặt lên từng trang ở một vị trí phù hợp và ít bị thay đổi ở các trang khác cho đọc giả dễ nhận thấy.

Lỗi thứ tư:

Khâu quảng cáo. Khi bạn tiến hành quảng cáo cho website, bạn thường dùng phần mềm gửi thư đồng loạt tới các địa chỉ e-mail, tuy nhiên phương pháp này giờ tỏ ra không mấy hữu hiệu bởi các nhà cung cấp dịch vụ e-mail coi đó là hành động gửi thư rác. Và tất nhiên, nếu như bạn gửi một bức thư có cùng một nội dung tới các địa chỉ khác nhau có đuôi tên miền của một nhà cung cấp dịch vụ thì bức thư đó sẽ tự động bị nhận dạng là spam.

Trong chiến dịch xúc tiến quảng bá website, bạn có thể sử dụng các biện pháp quảng cáo đơn giản miễn phí kèm theo khác như sử dụng các diễn đàn, tham gia các nhóm chat, trao đổi banner quảng cáo hai chiều với các website khác…

 

10 lỗi không đáng có trong thiết kế trang web

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Mặc dù nội dung là chìa khoá thiết yếu cho một website thương mại thành công và hiệu quả, nhưng bạn cũng không thể bỏ qua phong cách trình bày và hình thức thể hiện những nội dung đó. Công việc này đóng luôn vai trò quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của người truy cập và dẫn đến các giao dịch mua sắm.

Cùng với nội dung thông tin phong phú, thường xuyên được cập nhập, vẻ bề ngoài của một trang web sẽ giúp bạn có được những kết quả kinh doanh trực tuyến như mong đợi, bởi nó nói lên nhiều điều về công ty bạn, cũng như thể hiện một hình ảnh ấn tượng về phong cách kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế web lại thường tự mình huỷ hoại những nỗ lực đã thực hiện trong một thời gian dài bằng việc mắc phải một số sai sót liên quan đến việc trình bày nội dung trang web. Dưới đây là 10 lỗi thiết kế trang web thường gặp nhất và một số lời khuyên giúp bạn tránh xa chúng:

1. Quá nhiều hình ảnh động, đồ họa phức tạp và lòe loẹt.

Trong khi phần lớn các nhà thiết kế web đều hiểu rằng người sử dụng web luôn mong muốn đi thẳng vào nội dung, thì một số người vẫn làm theo cách bảo thủ là để bạn chờ đợi với trang đồ họa giới thiệu và dường như cố tình không biết rằng bạn sẽ cảm thấy khó chịu với kiểu chào đón khách hàng như vậy. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, dù các hình ảnh động này gây được sự chú ý nhất định, thì tác động chính của chúng vẫn sẽ là đẩy mọi người ra khỏi trang web này để đến với những trang web khác đơn giản hơn.

2. Quảng cáo đập ngay vào mắt.

Trong khi những quảng cáo pop-up chuẩn luôn làm người xem … khó chịu, thì đương nhiên những quảng cáo toàn màn mình (full-screen) dai dẳng cũng không thể chấp nhận được. Khách ghé thăm trang web rất ghét điều này, và phần lớn trong số họ sẽ rời trang web của bạn chỉ sau vài giây, thay vì ngồi đợi để quảng cáo tự động biến mất sau đó.

3. Những “cơn ác mộng” trong điều hướng duyệt web.

Nếu người dùng web của bạn không thể đến được những nơi họ mong muốn trong một hoặc hai lần nhấp chuột, thì chắc chắn nhiều người sẽ rời bỏ trang web. Những lỗi trong điều hướng duyệt web như có quá nhiều sự lựa chọn, không có bản đồ trang web, nút “trở về” không đưa người dùng về đúng trang cuối cùng mà họ ghé thăm… sẽ khiến bạn mất đi nhiều khách hàng tiềm năng.

4. Không thể tiếp cận.

Xuất phát từ những mối lo lắng về mức độ an toàn và sự gia tăng của tình trạng ăn cắp thông tin cá nhân, người dùng web luôn mong muốn có thể tiếp cận được với những người mà họ đang trực tiếp giao dịch kinh doanh. Bằng việc cung cấp các địa chỉ email và số điện thoại của nhân viên có thẩm quyền, bạn có thể phần nào giải tỏa những lo ngại này của khách hàng.

5. Không có chỗ cho các câu hỏi, bình luận và phản hồi từ phía khách hàng.

Các khách hàng của trang web sẽ vô cùng phấn khởi nếu họ nhận thấy những phản hồi của họ được bạn đánh giá cao, vì thế, bạn hãy tích hợp hệ thống phản hồi thông tin và bình luận vào trang web của bạn. Đây là cách dễ dàng nhất nhằm gây dựng niềm tin và tình cảm tốt đẹp trong tâm trí khách hàng đối với công ty bạn. Và đó cũng là cách hết sức đơn giản để bạn có được những đánh giá thích hợp về tính hiệu quả của trang web, về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp, đồng thời bạn sẽ biết được các khách hàng của mình đang nghĩ gì, từ đó đưa ra những ý tưởng mới giúp cải thiện trang web của bạn ngày càng tốt hơn.

6. Tràn ngập thông tin và hình ảnh.

Nội dung trang web của bạn có thể được đánh giá là “trên cả tuyệt vời”, nhưng nếu chúng chìm nghỉm trong một biển từ ngữ hay hình ảnh, thì có lẽ mọi người sẽ bỏ qua chúng mà thôi. Một khoảng trống màu trắng nhỏ trên trang web sẽ làm cho mắt có một khoảng nghỉ và tạo ra cảm giác dễ chịu khi nhìn vào. Nó giúp người đọc tìm kiếm các chủ đề nội dung chi tiết, phân biệt được các khu vực thông tin và quảng cáo khác nhau, đồng thời tăng thêm tính chuyên nghiệp cho trang web của bạn.

7. Sự vui nhộn quá mức.

Những trang web B2B và trang web công nghệ cao (high-tech) thường để lộ một sai lầm tồi tệ là tích hợp hệ thống âm nhạc và hình ảnh vui nhộn vào nội dung trang web. Khi viết ra bất kỳ mục nào cho trang web của bạn, hãy nghĩ tới những người dùng web – họ có thể không cần biết tất cả các bí quyết kinh doanh của bạn, và đơn giản chỉ cần tìm những thông tin trung thực về hoạt động kinh doanh của bạn cũng như về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp.

8. Đồ họa kém cỏi và hình ảnh nhàm chán.

Đồ họa tồi sẽ khiến trang web của bạn trông rất nghiệp dư. Hãy đảm bảo rằng các màu sắc và câu chữ bạn sử dụng sẽ biểu lộ một sự rõ ràng, sáng sủa (và thích hợp) về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khi lựa chọn đồ họa và hình ảnh, bạn hãy ưu tiên cho những hình ảnh hấp dẫn, lôi cuốn và nói lên được nhiều điều về hoạt động kinh doanh của bạn.

9. “Tra tấn” khách hàng tiềm năng.

Khi khách hàng điền vào mẫu đơn đặt hàng trực tuyến và cần thay đổi một thông tin nào đó hay điền thêm vào những mục họ còn để trống, họ nên được phép quay trở lại và tiến hành thay đổi thông tin một cách dễ dàng nhất. Đừng để khách hàng phải bắt đầu tất cả lại từ đầu. Nhiều người sẽ rời bỏ trang web của bạn thay vì kiên nhẫn điền lại toàn bộ các thông tin của họ.

10. Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ theo một cách duy nhất.

Bạn nên tạo ra một vài phương pháp khác nhau để khách hàng mua sắm sản phẩm/dịch vụ có thể tìm kiếm dễ dàng. Hãy tạo ra sự dễ dàng đó bằng cách sắp xếp việc mua sắm theo loại sản phẩm, theo thứ tự ABC, theo kích cỡ, theo giới tính, theo nhà sản xuất, hay theo bất cứ tiêu chuẩn nào khác mà khách hàng có thể sử dụng đến tuỳ thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp.

Có thể nói, để có một wesite kinh doanh hoàn chỉnh, thì bên cạnh nội dung hợp lý, bạn cần chú ý tới hình thức bên ngoài của trang web, sao cho trang web thực sự hấp dẫn nhưng không quá loè loẹt, sinh động nhưng không ồn ào, thông tin nhiều nhưng không tràn ngập… Điều đó tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

(Dịch từ Allbusiness)

 

Bạn đang lên kế hoạch bán sản phẩm trên trang web. Bạn nên biết rằng vẫn còn thiếu nếu chỉ có những hình ảnh sắc nét, nội dung vui nhộn, dễ đọc và bản catalog trực tuyến bắt mắt.

Còn rất nhiều tố khác cần quan tâm như cách thiết kế, cơ sở hạ tầng của trang web,… Tốc độ duyệt trang web? Trang web có dễ tìm kiếm thông tin không? Năng lực máy chủ và tương thích với trình duyệt như thế nào?

Brent Melson là nhà thiết kế kỹ thuật cấp cao cho tập đoàn kiểm tra phần mềm NTSL, người mà cả cuộc sống gắn liền với công việc kiểm tra cấu trúc trang web và các công nghệ liên quan tới Internet. Dưới đây là năm sai lầm web thương mại điện tử phổ biến nhất theo kinh nghiệm của ông.

1. Quá nhiều hình ảnh động làm chậm tốc độ duyệt web

Các trang web hình ảnh động có nội dung thay đổi định kỳ theo chu trình nhất định từ máy chủ ứng dụng và các máy chủ của web khác. Những nội dung hình ảnh động thường bao gồm các đường link dẫn tới các cơ sở dữ liệu không phải là một phần của trang web - để cập nhập các thông tin mới, tìm kiếm tin tức thể thao hay giới thiệu sản phẩm/dịch vụ,… - hay các khung hình quảng cáo nơi mà thông điệp của nhà quảng cáo sẽ tự động hiện ra mỗi lần người sử dụng vào trang web.

Thông thường, các nội dung hình ảnh động rất phổ biến và được phần lớn được người cập nhập các trang web đánh giá cao. Nhưng nếu chúng có quá nhiều trên một trang web sẽ khiến tốc độ cập nhập chậm đi, trừ khi bạn có sử dụng một vài phần mềm tăng tốc. Những trang web phải mất vài giây mới duyệt xong một nội dung thường khiến người dùng chán nản chuyển sang trang khác.

Melson cho rằng các trang web e-commerce nhỏ nên hạn chế nội dung hình ảnh động theo một số lượng nhất định và đảm bảo đa số trang web “tĩnh” hoặc không có những nội dung thay đổi thường xuyên. Và các trang web cũng nên giới hạn nội dung hình ảnh động tại các cửa sổ “new windows”.

“Điều này là đặc biệt quan trọng. Người dùng càng duyệt trang web của bạn sâu bao nhiêu, họ càng mong muốn tốc độ web ở mức cao bấy nhiêu”, Brent Melson cho biết.

Theo Melson, tất cả nằm ở vấn đề thiết kế. Xây dựng các nội dung hình ảnh động cho trang web. là việc rất dễ và phần lớn các trang web đều cần đến hình ảnh động. Nhưng luôn có các vấn đề về tốc độ trang web liên quan tới hình ảnh động. Đây chính là điều mà các nhà vận hành web cần nhớ kỹ.

2. Đánh giá quá cao số người ghé thăm dẫn đến việc lãng phí tiền bạc

Phần lớn các nhà lập trình web như Melson đều nói rằng bạn nên lên kế hoạch liệu trù việc khi có đông lượng người truy cập, đặc biệt vào những thời điểm mua sắm trong các dịp lễ tết, ngày nghỉ,…

Tuy nhiên, theo Melson, thuật ngữ “đồng thời” rất hay bị hiểu nhầm. Nó không có nghĩa là tổng số lượng các khách hàng của bạn, hay thậm chí là số người ghé thăm trang web trong một ngày. Đó là số người cùng ghé thăm trang web vào một thời điểm.

Rất thường xuyên, các trang web e-commerce thường bỏ ra hàng nghìn USD để mua dung lượng máy chủ và các phần mềm có liên quan vì họ quá rộng rãi khi tính toán số lượng người ghé thăm trang web.

“Nếu bạn hướng tới mục tiêu cao và có một ngân quỹ không giới hạn, đó sẽ không phải là vấn đề quá lớn. Nhưng nên bạn không dư dả tiền bạc, thì bạn hãy suy nghĩ hết sức thực tế về số lượng người tối đa có thể cùng lúc ghé thăm trang web”, Melson cho biết.

3. Giải quyết các vấn đề hoạt động của trang web bằng việc mua phần cứng mới thay vì chỉnh sửa đôi chút phần mềm

Khi tình trạng “nghẽn cổ trai” xuất hiện, nhiều trang web nhanh chóng kết luận rằng đây là vấn đề của phần cứng và nhanh chóng mua máy chủ mới hay bổ sung thêm cấu hình. Đó thường là một sai lầm.

“Theo kinh nghiệm của tôi, khoảng 70% trường hợp là do vấn đề phần mềm và chỉ có 30% là do phần cứng. Nhưng thay vì cần nghĩ đến việc làm thế nào để chỉnh sửa hay thiết kế lại phần mềm, rất nhiều trang web đã vứt bỏ đi các phần cứng hữu dụng”. Melson nói.

Vấn đề có thể được giải quyết đơn giản bằng việc viết lại phần mềm hay bổ sung một vài phần mềm ứng dụng mới. Có thể chỉ cần tăng bộ nhớ cho máy chủ dữ liệu là đủ thay vì mua cả một máy chủ mới. Ngoài ra, các giải pháp phần mềm rõ ràng là rẻ hơn và dễ dàng thực hiện hơn.

Song Melson cũng thừa nhận rằng khó khăn ở đây chính là việc các công ty nhỏ không có đội ngũ nhân viên IT hay không có đủ thời gian và tiền bạc để phân tích, chẩn đoán các vấn đề cơ sở hạ tầng để từ đó viết lại phần mềm. Vì vậy, các công ty nên có riêng một chuyên gia tư vấn IT.

4. Trang web không tương thích với vài trình duyệt web

Nếu bạn buộc phải lựa chọn một trình duyệt hỗ trợ, đó sẽ là Microsoft Internet Explorer, trình duyệt hiện chiếm 80% thị phần hiện nay.

“Thế còn với những người sử dụng Apple Macintosh, bạn có muốn lôi kéo họ đến với trang web của bạn?”, Melson hỏi, “Cả những người dùng Netscape nữa?”.

Bạn cần kiểm tra trang web và hệ thống của bạn trên các trình duyệt khác nhau. Một vài điều chỉnh giao diện sử dụng là có thể đảm bảo các bảng biểu, đồ thị, hình ảnh và các chức năng khác vận hành hiệu quả trên những trình duyệt web khác nhau.

“Thông thường đây không phải là vấn đề quá khó khăn. Bạn chỉ có thể thay đổi một vài màu sắc, bổ sung một vài yếu tố. Nếu bạn chưa từng vào trang web của bạn từ các trình duyệt khác nhau, bạn sẽ không thể biết được cần chỉnh sửa như thế nào”, Melson cho biết.

Theo Melson, đối với các nhà bán lẻ trực tuyến, rõ ràng việc hỗ trợ trên nhiều trình duyệt web còn quan trọng hơn so với những công ty B2B, bởi vì khách hàng của các nhà bán lẻ là rất đa dạng. “Nếu bạn không cảm thấy việc này quan trọng”, Melson nói, “ít nhất bạn cũng nên đặt một chú thích trên trang web của bạn rằng trang web sẽ thích hợp nhất với một trình duyệt cụ thể nào đó”.

5. Độ tiện lợi sử dụng và các phản hồi

“Độ tiện lợi sử dụng” (Usability) giờ đây mang nhiều ý nghĩa hơn một thuật ngữ thông dụng. Nó nổi lên như một biện pháp đánh giá quan trọng về việc các trang web được nhìn nhận như thế nào.

Các cuộc điều tra độ tiện lợi sử dụng, kiểm nghiệm độ tiện lợi sử dụng, điểm số độ tiện lợi sử dụng tất cả đều là một phần trong hoạt động nghiên cứu và phát triển của hầu hết các trang web lớn ngày nay.

Melson thấy rằng rất nhiều trang web e-commerce nhỏ hiện không quan tâm tới việc thu thập các phản hồi về độ tiện lợi sử dụng từ những người bên ngoài tập thể nhân viên phát triển web của mình.

Nhưng những nhân viên bội bộ này thường quá gần gũi với quy trình thiết kế, vận hành web và có khuynh hướng gắn chặt với những thiết kế và cơ sở hạ tầng đã lựa chọn. “Bạn đã quá quen thuộc với trang web của bạn cũng như quen thuộc với các nhược điểm của nó”, Melson cho biết.

Đối với các công ty vừa và nhỏ, việc thiết lập một nhóm có nhiệm vụ đánh giá trang web là vượt khỏi khả năng cả về thời gian và các nguồn lực. Nhưng bằng việc đón nhận những phản hồi từ bên ngoài – chẳng hạn như các nhân viên không liên quan tới thiết kế web, khách hàng, người thân của bạn,… là rất quan trọng với hoạt động thiết kế và phát triển trang web. “Bạn cần lắng nghe những người không có liên quan tới trang web”, Melson khuyên.

Có thể nói, kỷ nguyên thương mại điện tử mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh, doanh số bán hàng qua web cũng tăng vọt. Nhưng là với các trang web e-commerce lớn, còn đối với những “chú bé” mới gia nhập, khó khăn là rất lớn.

Và điều quan trọng, chính là bạn cần từng bước “dò dẫm” tìm ra những điểm yếu của mình để khắc phục, đồng thời xây dựng một vài đặc điểm riêng độc đáo giúp trang web thu hút được nhiều người vào đọc.

Mai Hạnh (Dịch từ Microsoft Small Business)

 

Các bước để có một Website

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Dùng một dịch vụ Free

Dịch vụ host free có ưu điểm là bạn không mất đồng nào để mua host và domain mà vẫn có trang web của mình trên mạng. Nhưng trái lại bạn hầu như phải phụ thuộc vào dịch vụ đó rất nhiều ví dụ như dung lượng rất giới hạn, bandwidth cũng rất ít, vô số các banner quảng cáo và một điều tệ là có thể chết bất cứ lúc nào.

Một điều nữa là khi bạn dùng những host free thì bạn không có tên miền cho riêng mình mà dạng như http: //www.doteasy.com/~username
$0 Web Hosting

Tuy nhiên để bắt đầu với việc làm web, một host và domain free cũng là một ý tưởng hay để bắt đầu với.

Bạn vào Google hoặc Yahoo và search với từ khóa, free blog, free host, free domain … thì nó sẽ cho bạn rất nhiều kết quả. Và bạn chỉ việc chọn một trong những thứ đó.

Tôi có biết một trang web cho host free rất uy tín và KHÔNG có banner. Bạn có thể đăng ký và dùng thử Doteasy.com

Bạn cần biết về HTML

Cho dù hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế web dạng HTML Editor, tuy nhiên cho dù công cụ đó có mạnh đến đâu thì nó cũng chỉ là công cụ. Bạn mới là người quyết định. Do vậy nếu một chút kiến thức về HTML bạn cũng không có, thì thật rất khó cho bạn khi bạn muốn làm web.

Về HTML bạn có thể đọc phần Cơ bản về HTML có trên Vietphotoshop.com

Bạn nên biết sử dụng thành thạo một phần mềm thiết kế web

Bạn nên học cách sử dụng một trong hai phần mềm thiết kế web sau: Dream Weaver hoặc Microsoft Frontpage. Đây là hai phần mềm mạnh nhất về thiết kế web bằng HTML đang có trên thị trường. Về Microsoft Frontpage, bạn cũng có thể học cách sử dụng qua chương sách “Bước đầu đến với Frontpage” có trên Vietphotoshop.

Bạn nên biết cách sử dụng một chương trình đồ hoạ

Sau khi bạn đã biết được nhưng tag cơ bản của HTML, biết sử dụng phần mềm thiết kế web thì đã đến lúc bạn nên biết về một phần mềm đồ hoạ. Nó giúp bạn tạo banner, button, hình ảnh … cho trang web của bạn. Đây là một bước rất quan trọng trong việc thiết kế web.

Về cơ bản, bạn có thể học phần mềm đồ hoạ Adobe Photoshop. Với kiến thức khá vững về phần mềm này, bạn có thể tự tạo ra layout, banner, button thậm chí là logo cho riêng website của bạn.

Bạn nên học về PHP

Bây giờ chiều hướng của người lướt web đã thay đổi với trước kia rất nhiều. Trước đây mọi người chỉ đọc web, bây giờ mọi người thức vọc web. Có nghĩa là người đọc muốn được tham gia vào trang web để viết bài, gửi bài, tham gia thảo luận, nhận xét … họ không còn thụ động như xưa nữa mà đã rất chủ động. Cho nên nhu cầu một trang web động về nội dung là thực sự cần thiết.

Chính vì vậy hiện nay những trang web động sử dụng MySQL có thể cập nhật liên tục mà không mất thời gian như những trang web tĩnh dạng HTML nữa. Đây là một xu hướng mới và nó sẽ dần thay thế những trang web ban sơ dạng HTML.

Cuối cùng, như bạn thấy, để trở thành một webmaster cũng không phải là dễ. Do vậy nếu bạn chỉ cần một chút quyết tâm và lòng đam mê, bạn sẽ đi qua hết được những “cửa ải” mà tôi nói ở trên.

 

Những thông tin liên quan đến Domain

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Multiple Domain Hosting

Khi bạn mua host và trong phần cấu hình người ta nói là host này có thể host cho 5 domains. Có nghĩa là nếu bạn có 1 domain là www.tenban.com và bạn đăng ký ở chỗ đó, nhưng bạn của bạn có một domain là www.tenbancuaban.com bạn cũng có thể cho anh bạn này “ở chung” nhà với một host của bạn. Nói dễ hiểu hơn là một host đó bạn có thể chia ra cho 5 domain cùng host với nhau.

Đây là một tính năng khá quan trọng và cũng rất ít host có tính năng này. Thường thì một host chỉ có thể được một domain.

Sub domain là gì?

Sub domain gọi theo tiếng Việt là tên miền thứ cấp và thường thì nó chỉ được dùng bởi một doanh nghiệp hoặc công ty nào đó cho nội dung của trang web đó. Nó chỉ đơn tuần là một thư mục nằm dưới thư mục gốc, nhưng để truy cập nó một địa chỉ URL đặc biệt được sử dụng

Ví dụ tên miền www.vietphotoshop.com là dạng địa chỉ URL bình thường không có sub domain. Nhưng http://gallery.vietphotoshop.com là địa chỉ URL với sub domain là: Gallery.

Ở đây
- .com là tên miền cấp một
- Vietphotoshop là tên miền cấp hai
- Gallery là tên miền cấp 3.

Bạn có thể sở hữu domain trong bao lâu?
Thông thường khi bạn đăng ký mua domain, thì tối thiểu bạn phải mua là trong vòng một năm. Tuy nhiên bạn có thể mua nó từ 1 năm cho đến 10 năm hoặc hơn.

Bao giờ bạn phải gia hạn domain?
Cái này tuỳ thuộc vào thời gian bạn đăng ký khi mua domain đó. Nếu thời gian bạn mua là một năm thì công ty bán domain cho bạn sẽ gửi thư cho bạn và nhắc bạn là domain sắp hết bạn và bạn phải gia hạn cho nó.

Điều gì xảy ra khi domain của bạn hết hạn sử dụng?
Khi domain của bạn hết hạn sử dụng bạn có thể gia hạn cho nó trong vòng một tháng. Nếu bạn không gia hạn, thì trong thời gian này nó sẽ được chuyển sang trạng thái bán hoá giá. Nó sẽ nằm trong trạng thái này khoảng 15 đến 30 ngày trước khi nó được chuyển sang trạng thái Available và được mua với giá như bình thường. Mua một domain trong trạng thái bán hoá giá có thể khá đắt và có cái có thể lên tới $200.

Whois là gì?
Whois là một trang web giúp bạn tìm thông tin của người chủ sở hữu domain. Bằng cách vào trang web www. Whois.net bạn có thể kiểm tra thông tin chi tiết của một domain.

Ví dụ bạn vào www. Whois.net và ở ô trên cùng bạn gõ vietphotoshop.com và nhấn vào ô Go.

 

Hướng dẫn trước khi mua Domain và Host

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

1. Đừng mua domain và host của cùng một công ty

Đây là điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất tôi muốn nhắc bạn trước khi bạn quyết định mua domain và host cho mình. Có nhiều công ty họ khá “manh khoé” ở chỗ dụ bạn mua host và cho free 1 năm domain. Chính vì lý do này mà nhiều người mắc bẫy, vì từ những năm thứ 2 trở đi bạn phải trả tiền domain cùng với tiền host.

Điều bất tiện của việc host và domain chung nhau là nếu bạn không hài lòng với dịch vụ hosting của công ty đó vì rất nhiều lý do:

- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng kém, không có điện thoại, phải chờ vài ngày thậm chí vài tuần mới nhận được thư trả lời.
- Không đủ bandwidth
- Quá đắt
- Quá chậm, bạn phải chờ rất lâu để nó load hết.
- Rất hay bị down
- Vân ..vân

Vì vậy bạn quyết định thay đổi dịch vụ hosting, nhưng domain của bạn lại đăng ký chung với hosting và do công ty đó quản lý, do vậy nếu bạn muốn đổi sang công ty host khác thì sẽ rất rắc rối. Cho nên để giảm thiểu những rắc rồi này, bạn nên mua host và domain ở hai công ty khác nhau. Nếu sau này cần thay đổi gì chỉ cần login vào tài khoản quản lý domain và thay đổi lại DNS là xong.

Tôi có mua một cái domain của một doanh nghiệp ở Vn, chẳng biết họ có vi phạm luật kinh doanh hay không mà làm như ăn cướp. Mua xong domain và host của họ rồi, bây giờ họ lock domain lại, muốn DNS cái gì phải email cho họ nhờ họ đổi hộ, hỏi họ thì họ nói là làm như thế để khách hàng không tự ý transfer domain đi công ty khác được. Như thế vừa bất tiện lại vừa mất thời gian. Cho nên bạn nên rút kinh nghiệm.

2. Đừng ham đồ rẻ

Các cụ cũng đá nói rồi “đồ rẻ là đồ ôi”. Có những nơi bán host với giá cực rẻ mà cấu hình thì lại như trong mơ. Bạn nên cẩn thận! bởi vì những công ty này Server của họ có cấu hình không mạnh, nhưng lại host cho nhiều account để giảm giá thành. Cho nên trang web của bạn cứ down liên tục, một ngày vài ba bận lại toàn vào giờ cao điểm. nếu bạn có liên hệ thì phải đển cả tuần họ mới thèm hồi âm.

Cũng có một số trường hợp ngoại lệ là những công ty có uy tín và làm ăn đứng đắn vào những dịp đặc biệt họ có chương trình khuyến mại. Thì bạn may mắn có được host tốt mà lại rẻ. Còn lại bạn hãy tránh xa những host quảng cáo $2.95/ tháng với cấu hình trên trời ra. Vì họ chẳng bao giờ làm được như thế đâu.

3. Kiểm tra thật kỹ công ty hosting hoặc domain mà bạn chuẩn bị mua

Trước khi bạn quyết định mua hosting hoặc domain ở một công ty nào đó, bạn nên nghiên cứu thật kỹ về công ty đó bằng cách search trên mạng để tìm thông tin, hỏi bạn bè, hoặc tham khảo những trang web xếp hạng những dịch vụ đó.

Đây là một trang web khá uy tín về xếp hạng các dịch vụ hosting dựa trên ý kiến của người dùng. Nếu bạn không thấy tên công ty hosting mà bạn định mua ở trong này, thì bạn nên suy nghĩ lại hoặc tham khảo kỹ lưỡng hơn.

 

Sức hút của website nằm ở đâu?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sức mạnh của website đó chính là tính phổ biến. Ai cũng có thể truy cập được, thậm chí kể cả người khuyết tật - đó là hướng chủ đạo mà các nhà quản trị web nhằm hướng tới.

Phần lớn mọi người không thường nghĩ nhiều tới việc chủ động truy cập dịch vụ World Wide Web, có lẽ trừ khi máy tính của họ kết nối sẵn. Điều lo lắng chính của họ đối với vấn đề truy cập chính là làm sao để có thể tăng tốc độ kết nối internet, hoặc có nên nâng cấp cáp truyền hay đường DSL hay không, và việc kết nối đó có thực sự an toàn hay không. Người ta không để tâm nhiều tới quá trình điều hướng và gây ảnh hưởng lẫn nhau bằng các website. Website chỉ được người ta để mắt tới khi quá trình hiển thị nội dung diễn ra chậm hoặc không thể truy cập được.

Tại sao vấn đề truy cập lại quan trọng?

Thông thường, lý do chính có một website là để mọi người trên khắp thế giới có thể vào thăm - hoặc để mua hàng, đọc các bài viết có nội dung sâu sắc, thưởng thức các bức ảnh minh hoạ trang nhã…Cho dù với lý do gì đi chăng nữa, mục đích chính của những người thiết lập ra trang web là thu hút được khách viếng thăm. Để có và giữ được khách viếng thăm, website phải có khả năng truy cập được. Mặc dù, phần lớn khách viếng thăm tiềm năng có thể truy cập được website của bạn, thế nhưng cũng sẽ có một vài nhóm không truy cập được vì khâu design của trang. Ở một vài tình cảnh, điều đó có thể được chấp nhận. Bạn có thể đã biết rõ khách hàng của mình là những đối tượng nào và họ cần gì đề truy cập vào website, và bạn cũng đã cho thiết kế trang phù hợp với chiều hướng đó. Điều đó có nghĩa, trước khi bắt tay vào xây dựng website, bạn phải có khâu chuẩn bị định hướng xây dựng website cho một vài kiểu đối tượng đọc giả.

Cho website của bạn dễ truy cập hơn.

Có một vài việc cần phải hoàn tất để làm cho website dễ truy cập hơn. Một số việc khá đơn giản, một số khác buộc ta phải nhúng tay vào đôi chút.

Điều đầu tiên bạn cần làm là thông qua phần code HTML và CSS của website. Cả hai đều có thể được đánh giá khi sử dụng chương trình đánh giá của W3C. Đối với phần code của website là HTML, bạn hãy truy cập http://validator.w3.org/ và đánh địa chỉ URL vào phần address để trang sẽ kiểm tra các file. Còn đối với phần CSS code hãy kiểm tra tại http://jigsaw.w3.org/css-validator/.

Nếu như phần HTML và CSS code chuẩn xác, không có lỗi, bạn sẽ kiểm tra xem website có đáp ứng được các nguyên tắc truy cập đề ra. Để test phần truy cập nội dung website bạn hãy kiểm tra website của mình tại địa chỉ http://bobby.watchfire.com/bobby/html/en/index.jsp.

Các trang theo kiểu xếp tầng (CCS).

Áp dụng CCS sẽ giúp cho việc truy cập vào website của bạn dễ dàng hơn. Việc sử dụng CCS tách rời phần trình bày tệp tin trong cấu trúc sẽ giúp cho công việc quản lý bố trí trang, căn lề, font, khoảng cách các ký tự… trở nên dễ dàng hơn. Kiểm soát layout trang bằng CSS sẽ hạn chế nhu cầu sử dụng quá mức HTML code. CSS cũng được sử dụng để quản lý đầu ra audio thông qua việc sử dụng các bảng kiểu aural style sheets (http://www.w3.org/TR/REC-CSS2/aural.html) - sử dụng cho người khiếm thị bằng phương pháp âm thanh.

Nguyễn Ngọc Long-BWPortal

 

Tân trang website để tăng thứ hạng

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Hiện nay, người truy cập Internet thường sử dụng công cụ tìm kiếm để lấy thông tin và mua sắm những sản phẩm cần thiết. Do đó, doanh nghiệp cần có một số thủ thuật tăng lượt truy cập web để luôn xuất hiện trên đầu kết quả search.
"Nếu mọi người không tìm ra website của bạn, làm sao họ có thể mua sản phẩm?", Todd Friesen, Giám đốc hãng tiếp thị tìm kiếm Range Online Media (Mỹ), giải thích. "Chương trình tìm kiếm đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hầu như tất cả những ai vào mạng đều biết đến Yahoo, Google, MSN và họ đang sử dụng chúng như là công cụ hỗ trợ mua hàng".
Khi muốn tăng nhanh lượng truy cập, ngoài việc mở rộng chương trình khuyến mại, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm theo dõi lượng khách ghé thăm, đảm bảo công cụ tìm kiếm có thể liên kết tới tất cả các trang nhỏ của website, và dùng những từ khoá cụ thể khi đặt tên trang.
Website cần được xây dựng tối ưu hoá để "phơi bày" toàn bộ nội dung với công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp nên tránh tình trạng chỉ lấy tên công ty để đặt cho những trang nhỏ nhằm tăng cơ hội được người dùng biết đến, do họ thường sử dụng từ khoá theo tên sản phẩm để tìm những gì mình cần, thay vì gõ tên công ty phân phối. Từ khoá mô tả trang ngắn gọn nhưng phải chi tiết và tránh rắc rối với những sản phẩm liên quan. Ví dụ không nên chỉ đặt tên là "flat" (căn phòng) vì có thể nhầm lẫn với "flat-hat" (mũ dẹt) hay flat-fish (cá bơn)...
Tất cả các phần trong site cũng cần được liên kết chặt chẽ với nhau để công cụ tìm kiếm có thể dò ra trang cụ thể, chứ không phải chỉ có trang chủ vì "chúng quá chung chung và thường không hiện ra trong kết quả nếu người dùng tìm theo tên sản phẩm", Friesen nói.
Điểm đáng lưu ý khác là lập trình để giảm sức nặng cho web. "Google sẽ không 'để mắt' tới những trang quá 100 Kb", Friesen nói. "Website phải nhỏ, gọn gàng, code nhẹ để không bị 'chết' nếu như đòi hỏi quá nhiều thời gian để tải xuống".
Bên cạnh đó, không nên bỏ qua những phương pháp thông thường nhưng hiệu quả. Để thu hút khách hàng thiếu kiên nhẫn, doanh nghiệp nên đặt link mua bán ở ngay phía trên cùng của trang để người xem dễ nhận ra, thu nhỏ kích cỡ ảnh hoặc đặt chúng ở phía cuối trang, tránh tình trạng phải kéo thanh cuốn xuống khi muốn xem nội dung hoặc đợi ảnh tải quá lâu. Đặc biệt, người thiết kế nên tránh xa công nghệ flash, bởi chúng không được ưu tiên trong danh mục tìm kiếm.
Doanh nghiệp cũng nên sử dụng phần mềm phân tích ClickTracks Web để ghi nhận nơi nào trên trang được khách hàng ghé thăm nhiều nhất và từ khoá nào xuất hiện thường xuyên khi họ tìm sản phẩm.
Các công ty nên đưa 3 sản phẩm quan trọng nhất lên trang chủ để tập trung sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra, trang web cần được xây dựng kèm công cụ nhập thông tin RSS, khuyến khích mọi người đăng ký sử dụng chương trình nhắc báo ngày sinh cũng như những sự kiện quan trọng khác để lôi kéo người dùng trở lại thường xuyên hơn.


( theo vn express )

 

Định hướng cho một trang web đơn giản

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trang web ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp thị. Các khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến trang web để biết thông tin về doanh nghiệp.
Bước đầu tiên để xây dưng một trang web thành công là hãy xác định rõ mục tiêu và đảm bảo những mục tiêu đó là thực tế. Nhiều doanh nhân cứ tưởng rằng nếu xây dựng được một trang web thì khách hàng sẽ lũ lượt tìm đến họ. Đó không phải mục tiêu có tính thực tế. Người ta phân loại các trang web thành bốn loại chính:
1 - Có tính giao dịch
Đây là loại trang web các nhà bán lẻ mong muốn nhất vì thật sự có khả năng bán hàng trên mang. Ví dụ được biết đến nhiều nhất là trang web bán sách www.amazon.com. Việc điều hành một cửa hàng ảo cũng giống như điều hành một cửa hàng thật vây: đây là một công việc "toàn thời gian” bạn cần phải dành thời gian và tiền bạc để đưa khách hàng đến trang web của bạn. Bạn cũng phải học cách trưng bày và bán hàng của mình trên mạng y như trong cửa hàng thật.
2 - Có tính khuyến mại
Loại trang web này có ở một số ngành nhất định như du lịch lữ hành, nơi du khách có thể sẵn sàng bỏ nhiều thời giờ chọn tìm một khách sạn quyến rũ ở nơi họ định đến. Những trang web có tính khuyến mại cũng thích hợp cho các doanh nghiệp muốn cung cấp một mòn hàng hoặc dịch vụ độc đáo khó kiếm. Nếu bạn hy vọng tìm được khách hàng mới với trang web mang tính khuyên mại, hãy hỏi: "Liệu người ta có thật sự dành thời gian để tìm một trang web như của mình hay không?".
3 - Có tính thông tin
Một trong những lợi ích hay nhất của trang web là cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các khách hàng tiềm năng và chuyên viên tiềm năng, những ngươi có thể đã biết ít nhiều về doanh nghiệp trong thế giới thật. Chẳng hạn bạn tìm thấy một số chuyên viên thiết kế đồ họa do bạn bè giới thiệu, sau đó bạn kiểm tra trang web của những chuyên viên thiết kế được giới thiệu đó. Trang web loại này thường khá chi tiết hoặc có phạm vi thông tin rộng, song có thể chỉ bao gồm những thông tin cơ bản, nhưng đủ thông tin cho phép khách hàng tim hiểu và mang lại cho họ sự tin cậy hơn những doanh nghiệp không có trang web.
4 - Xây dựng quan hệ
Trang web có thể là một phương tiện tốt để xây dựng các mối quan hệ tốt với khách háng hiện tại. Bạn có thể đăng tải những đề nghị đặc biệt cung cấp thông tin chi tiết về các chủ đề liên quan đến các dịch vụ của bạn và đưa ra một danh sách những câu hỏi thường gặp. Nếu ban có khả năng về kỹ thuật, bạn có thể thêm các mẫu để khách hàng liên lạc với bạn, theo dõi đơn hàng hoặc quan sát chu trình hoạt động.
Một khi quyết định sẽ sử dụng trang web của mình để làm gì bạn nên nhớ rằng không chỉ tốn chi phí thiết kế và phát triển ban đầu, mà còn có thêm chi phí bảo trì liên tục nữa. Nếu trang web của bạn đòi hòi phải được cập nhật và thay đổi thường xuyên, nó cần được thiết kế dưới một hình thức giúp bạn dễ dàng cung cấp những thông tin mới.
Một lời nhắn nhủ chung: Đừng tốn cả đồng tiền vào việc thành lập trang web khi bạn chưa có “thâm niên" hoạt động kinh doanh. Hầu hết các Công ty mới thành lập đều thấy rằng trước hết họ phải điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình khi đối mặt với yêu cầu của thị trường.


( theo doanh nhân sài gòn cuối tuần )

 

Trước khi bạn bắt tay vào thiết kế một trang web hay cả một website, bạn nên chú ý để tránh mắc phải những lỗi thông thường sau đây. Những lỗi này thường gây khó chịu cho người đọc và vì thế bạn sẽ dễ mất đi những khách hàng tiềm năng.
Lỗi thứ nhất: Kích cỡ website quá lớn
Nếu như phải mất từ 10 cho đến 15 giây để tải xuống website của bạn thì bạn nên đánh giá một cách quan về website của mình. Đó là lỗi lớn nhất mà người thiết kế giao diện website thường mắc phải. Có thể bạn truy cập internet bằng đường truyền tốc độ cao cộng chút hứng thú nên phần đồ hoạ bạn đưa vào chiếm tỉ trọng lớn trong giao diện của trang. Tuy nhiên, bạn thử nghĩ xem, nếu khách truy cập không có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như bạn, không có cáp truyền và tốc độ truy cập cao thì việc phải mất từ 10 đến 15 giây để tải xuống 1 trang web là chuyện thường tình, và tất nhiên không phải ai cũng có đủ lòng kiên trì để chờ đợi như vậy.
Lỗi thứ hai: Các quảng cáo loè loẹt, sặc sỡ
Vâng, có thể đó là các banner quảng cáo mang đến cho bạn nguồn thu về tài chính. Nhưng bạn thử tưởng tượng xem, khi truy cập vào một trang nào đó mà đập ngay vào mắt mình là cả một cụm, một dãy dài từ đầu tới cuối hay cả một góc của trang tràn ngập các banner và logo quảng cáo thì tôi chắc rằng bạn không có cảm tình với trang web đó. Trên thực tế, các website của Việt Nam rất hay mắc lỗi này, các quản trị gia quá trú trọng vào nguồn thu quảng cáo từ việc cho đặt banner, cho nên các trang đó không còn mang tính thẩm mỹ cũng như nét đặc trưng của mình. Bạn thử để ý xem, các website hàng đầu thế giới như Yahoo đã giảm thiểu cho đặt banner hay logo quảng cáo trên trang chủ của mình, chuyển hướng tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tìm kiếm; hoặc các website tin tức hàng đầu thế giới, họ đã nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nội dung tin tức để thu hút đọc giả và khách hàng. Theo tôi, việc tăng số lượng đặt banner quảng cáo trên một trang đồng nghĩa với việc họ sẽ mất dần đi số đọc giả trung thành cũng như khách hàng tiềm năng của mình. Vì vậy, nên biết dàn trải một cách hợp lý các banner, logo quảng cáo sang các trang chuyên mục khác.
Lỗi thứ ba: Bố cục rắc rối, lằng nhằng
Trước khi bạn xây dựng một website, phần việc phải tiến hành trước tiên là xây dựng một sơ đồ website. Bạn lên kế hoạch bao gồm danh sách cụ thể những gì cần phải làm như: số lượng trang, các chuyên mục, liên kết các trang, liên kết các chuyên mục, dịch vụ, nội dung thông tin cho từng trang, từng chuyên mục. Tiếp đến là tạo một form thông tin liên hệ, chỉ dẫn và đặt lên từng trang ở một vị trí phù hợp và ít bị thay đổi ở các trang khác cho đọc giả dễ nhận thấy.
Lỗi thứ tư: Lạm dụng trong quảng cáo website
Khi bạn tiến hành quảng cáo cho website, bạn thường dùng phần mềm gửi thư đồng loạt tới các địa chỉ e-mail, tuy nhiên phương pháp này giờ tỏ ra không mấy hữu hiệu bởi các nhà cung cấp dịch vụ e-mail coi đó là hành động gửi thư rác. Và tất nhiên, nếu như bạn gửi một bức thư có cùng một nội dung tới các địa chỉ khác nhau có đuôi tên miền của một nhà cung cấp dịch vụ thì bức thư đó sẽ tự động bị nhận dạng là spam.
Trong chiến dịch xúc tiến quảng bá website, bạn có thể sử dụng các biện pháp quảng cáo đơn giản miễn phí kèm theo khác như sử dụng các diễn đàn, tham gia các nhóm chat, trao đổi banner quảng cáo hai chiều với các website khác…


( theo chungta.com )

 

Nếu bạn quan tâm tới việc xây dựng một cửa hàng trực tuyến để khuyếch trương hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình, luôn có một số chiến lược đơn giản giúp bạn thực hiện công việc này một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Sau một thời gian bùng nổ hình thức bán hàng trực tuyến, gần đây, nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến việc kinh doanh dịch vụ trên Internet. Họ đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau và băn khoăn không biết cần phải làm những gì để trở nên khác biệt so với các phương thức kinh doanh dịch vụ thông thường. Trong khi phần lớn các kỹ thuật bán hàng và thu hút sự chú ý của khách hàng đều đồng nhất đối với cả kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, nhưng luôn có một thách thức riêng biệt bạn sẽ phải đối mặt khi kinh doanh dịch vụ.

Thách thức 1:
Sản phẩm của bạn mang tính đặc thù. Khi kinh doanh dịch vụ, bạn chính là sản phẩm, cho dù bạn có là nhà môi giới bất động sản, bác sỹ, luật sư, chủ nhà hàng, thợ sửa chữa xe, chủ khách hàng, thợ làm tóc, huấn luyện viên thể hình, nhân viên kế toán, nhà tư vấn đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, người dắt chó đi dạo, thợ làm vườn,.... Bạn sẽ “bán” thời gian của mình với lời hứa về một kết quả cụ thể chứ không phải là một sản phẩm hữu hình.
Thách thức 2:
Thời gian của bạn là giới hạn. Không giống một ai đó bán các sản phẩm hữu hình có thể được lưu giữ và vận chuyển theo yêu cầu, số lượng dịch vụ bạn có thể cung cấp sẽ phụ thuộc vào thời gian của bạn. Và bạn không thể không ngủ và ăn uống như mọi người, như vậy có nghĩa rằng thời gian của bạn bị giới hạn 8 giờ trong ngày (Nếu bạn thực sự yêu thích công việc, bạn cũng chỉ làm việc tối đa 12 đến 16 giờ trong ngày).
Thách thức 3:
Bạn phải chứng minh được năng lực đem lại các kết quả hữu hình của mình, trong khi vẫn nhấn mạnh tính linh hoạt. Mọi người sẽ muốn nhìn thấy những bằng chứng về khả năng họ sẽ có được các kết quả tuyệt vời từ bạn, nhưng họ cũng sẽ muốn biết được bạn đảm bảo sự linh hoạt như thế nào nhằm đáp ứng các yêu cầu đơn nhất của họ. Vì vậy bạn phải chứng tỏ mức độ tín nhiệm, đảm bảo rằng bạn sẽ giữ kín các thông tin mật của khách hàng, trong khi vẫn (1) đảm bảo rằng thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng với các kết quả tuyệt vời và (2) giải thích năng khả năng của dịch vụ bạn có thể đáp ứng các nhu cầu cá nhân, riêng biệt.
Thách thức 4:
Kinh doanh dịch vụ luôn dựa khá nhiều vào các khách hàng địa phương. Chắc chắn, một chủ nhà hàng tại New York sẽ khó có thể thu hút các khách hàng từ Australia. Vì vậy, các trang web dịch vụ trông cậy vào các khách hàng địa phương cũng cần chủ động theo đuổi các người sử dụng Internet tại địa phương.

Các chiến lược bán hàng.
Để vượt qua các thách thức trên, có một vài chiến lược nhất định bạn có thể triển khai:
Chiến lược 1: Xây dựng sự tín nhiệm
Khi bạn “bán” dịch vụ, bạn đang “bán” một mối quan hệ với bản thân bạn. Và điều này đòi bạn cần dành thêm thời gian và công sức để xây dựng sự tín nhiệm và duy trì một mối quan hệ với các khách ghé thăm trang web nhiều hơn so với những trang web bán sản phẩm hữu hình.

Ví dụ, một trang web bán sản phẩm quà tặng có thể có một vài thông tin ngắn gọn kiểu “About Us” đưa ra các chi tiết về chủ sở hữu trang web, lý do khởi sự kinh doanh và thâm niên có mặt trên Internet. Tuy nhiên, phần lớn trang web sẽ tập trung vào việc xây dựng một giá trị cho sản phẩm - quà tặng - và cung cấp những thông tin chi tiết về bảo hành, quy trình giao nhận,.... Việc đưa ra quá nhiều thông tin không cần thiết về chủ doanh nghiệp có thể gây tổn hại tới doanh số hơn là giúp đỡ tăng trưởng bởi vì, trong trường hợp này, trọng tâm chính của mọi người không được hướng đúng tới giá trị sản phẩm.
Tuy nhiên, khi bạn kinh doanh dịch vụ, bạn chính là sản phẩm. Vì vậy việc xây dựng mức độ tín nhiệm - chủ yếu là xây dựng giá trị của bạn - là rất quan trọng để đi đến các giao dịch kinh doanh với khách hàng. Bạn không những cần đưa ra các lợi ích liên quan tới dịch vụ của bạn mà còn truyền tải rõ một giá trị của chính bản thân bạn khi cung cấp dịch vụ.
Có một vài phương cách giúp để bạn thực hiện công việc này. Đầu tiên, bạn nên đưa vào trang web một hình ảnh chuyên nghiệp, đẹp mắt về bản thân bạn. Và đương nhiên, bức hình về bạn tại bờ biển Hawai với dòng chữ “Kiss the Chef” trên chiếc mũ sẽ không có bất cứ hiệu quả nào cả. Bạn cần đưa ra cho khách hàng một hình ảnh chuyên nghiệp gắn kết với dịch vụ của bạn. Điều này sẽ góp phần đáng kể gia tăng mức độ tín nhiệm.
Tiếp theo, bạn cần cung cấp một danh sách các lời xác nhận, chứng thực từ nhiều khách hàng. Tuy nhiên, đừng chỉ đơn thuần đưa ra những luận điểm chung chung, hãy chắc chắn rằng bạn đã diễn giải một cách chính xác từng nội dung câu chữ phản ánh những lợi ích gì cho các khách hàng. Bạn không nên mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng mọi người ghé thăm trang web có thể tự mình nắm vững và thấu hiểu các lợi ích. Hãy giải thích rõ ràng từng lợi ích bạn đưa ra trong các tài liệu bán hàng. Ví dụ, nếu bạn là một nhà môi giới bất động sản với chứng nhận khảo sát nhà cửa, bạn không nên chỉ nói với các khách ghé thăm trang web rằng: “Tôi là một nhà khảo sát nhà cửa có chứng nhận”, thay vào đó, bạn nên nói: “Tôi không chỉ có thể tìm kiếm giúp bạn và gia đình những căn nhà tốt nhất tại những vị trí tuyệt vời nhất mà tôi còn là một nhà khảo sát nhà cửa đã được chứng nhận, tôi hoàn toàn có thể đưa ra cho bạn những đánh giá chính xác nhất về tình trạng nhà cửa và để bạn biết được trước những khó khăn nhằm không phát sinh thêm những chi phí bảo dưỡng tốn kém trong các năm tiếp theo!”. Điều này nghe hiển nhiên tốt hơn nhiều so với “Tôi là một nhà khảo sát nhà cửa có chứng nhận”. Hãy biểu lộ các lợi ích một cách rõ ràng!
Bạn cũng sẽ cần cung cấp các bằng chứng về việc các khách hàng thoả mãn như thế nào với dịch vụ. Phụ thuộc vào bản chất dịch vụ của bạn, bạn có thể lựa chọn một vài cách thức khác nhau để thực hiện việc này. Những lời khen, biểu dương từ các khách hàng là phương thức tuyệt vời nhất để xây dựng độ tín nhiệm của bạn. Một số hành động trực tuyến riêng biệt có thể là một lựa chọn khác (ví dụ, các nhà dịch vụ làm đẹp cảnh quan có thể đưa lên trang web những bức ảnh về các khu vực mà họ đã thiết kế, bảo trì và làm đẹp). Tuy nhiên, nếu yếu tố bí mật của khách hàng là quan trọng, bạn có thể cần tiếp cận nó một chút khác biệt với nhiều hơn các miêu tả chung về những vấn đề bạn đã đối mặt và từng bước giải quyết khó khăn mà không nêu tên hay danh tính cụ thể. Nếu sự riêng tư cần được đảm bảo, bạn nên giải thích cho mọi người biết tại sao bạn không thể cung cấp tên tuổi và các thông tin chi tiết. Nhưng một lần nữa, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ diễn giải một cách rõ ràng.
Chiến lược 2: Thật cụ thể và chính xác về những gì bạn đưa ra
Vấn đề này đã được thảo luận khá nhiều ở trên, nhưng nó luôn là một lỗi khá phổ thông của các trang web - cả kinh doanh sản phẩm lẫn dịch vụ. Những gì bạn đưa ra cho các khách hàng cần đảm bảo một sự giải thích rõ ràng.
Có có thể chưa từng bao giờ nhìn nhận rằng việc cung cấp các thông tin về những gì bạn đang làm cho các khách hàng sẽ giúp đỡ họ khi ghé thăm trang web có được một bức tranh tổng thể rằng nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng như thế nào khi giao dịch kinh doanh với bạn. Bạn cần rất, rất chi tiết và cụ thể về những gì bạn đưa ra. Để giúp đỡ bạn thực hiện được điều này, hãy quan sát một vài nhà cung cấp dịch vụ tương tự và đưa ra những câu hỏi:

- Bạn có cung cấp một dịch vụ tương tự? Tốt hơn? Kém hơn?
- Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?
- Bạn có chuyên vềmột lĩnh vực nào đó?
- Bạn đưa ra cam kết nào đối với khách hàng?
- Dịch vụ của bạn được cung cấp như thế nào?
Có một thực tế là, các chủ trang web dường như không cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng. Các bản quảng cáo, tờ rơi trực tuyếnvới những thông tin chi tiết về dịch vụ bạn cung cấp, các lợi ích bạn đưa ra được giải thích một cách rõ ràng, ... sẽ là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của trang web.

Chiến lược 3: Biểu lộ sự linh động của bạn
Như đã đề cập ở trên, mọi người sẽ không chỉ muốn thấy những bằng chứng về việc dịch vụ của bạn thoả mãn tối đa nhu cầu của họ như thế nào, họ còn muốn biết rằng bạn luôn sẵn sàng để đáp ứng các nhu cầu riêng biệt.
Vì vậy, một lần nữa, thông qua các tờ rơi, tài liệu bán hàng, bạn nên giải thích rõ ràng rằng bạn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu riêng biệt của các khách hàng, việc này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phục vụ các khách hàng được tốt nhất. Liệu các khách hàng của bạn có thể được phân chia thành một vài nhóm đặc trưng khác nhau? Bạn có thể nói chuyện với từng nhóm và giải thích bạn sẽ thay đổi và thích nghi như thế nào để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu cá nhân?
Ví dụ, trên trang web của mình, chủ một trường trung học nghệ thuật đã giới thiệu một cách chi tiết các lớp học và chương trình đào tạo. Thay vì những chi tiết chung chung, chủ trường học đã tổng hợp tài liệu để xây dựng một nội dung cụ thể, khái quát chứa đựng đầy đủ thông tin giải thích những khác biệt then chốt giữa các lớp học khác nhau. Bằng việc tập trung vào các nhóm khách hàng riêng biệt, chủ trường học đã có thể tiếp cận gần gũi hơn các nhu cầu cá nhân của họ (và vì vậy thu hút nhiều hơn các khách hàng) khi nhấn mạnh các lợi ích được áp dụng trực tiếp cho từng người.
Chiến lược 4: Để mọi người dễ dàng liên lạc với bạn
Đây là một chiến lược đương nhiên cần phải có. Tuy nhiên, có khá nhiều trang web lại không thực hiện được điều này, khi mà khách hàng cảm thấy rất khó khăn để liên lạc với họ. Nếu bạn đang bán một dịch vụ qua mạng, mục tiêu của bạn sẽ là thuyết phục khách hàng liên lạc với bạn.

Bạn cần làm sao để mọi người có thể liên lạc dễ dàng với mình. Hãy cung cấp một mẫu đơn trực tuyến, địa chỉ email, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư bưu điện và bất cứ thông tin nào có liên quan. Và bạn cũng cần đảm bảo rằng các thông tin này là dễ dàng tiếp cận từ bất cứ trang nào trong trang web của bạn. Tại sao bạn không mời một vài người bạn trung thực nhất kiểm tra trang web của bạn và xác định xem phải mất bao lâu để họ có thể tìm thấy thông tin liên lạc với bạn? Những gì hiển nhiên đối với chưa chắc đã hiển nhiên với những người khác.
Chiến lược năm 5: Đăng ký trang web của bạn trong danh sách thư mục tìm kiếm địa phương.
Theo các nghiên cứu hiện nay, khoảng 40% các yêu cầu tìm kiếm trên những công cụ tìm kiếm trực trực tuyến hiện này là cho những dịch vụ và công ty địa phương. Khi bạn phối kết hợp yếu tố này với nghiên cứu rằng 92% các tìm kiếm trực tuyến địa phương sẽ chuyển thành ngoại tuyến sau đó, bạn có thể bằng đầu tìm hiểu một cấu trúc hành vi khách hàng.

Cấu trúc này cũng đã được nhận ra bởi các công cụ tìm kiếm trực tuyến lớn như Yahoo!, Google, AOL, và MSN. Các hãng này gần đây đã mở dịch vụ tìm kiếm địa phương. Bạn có thể dễ dàng để đăng ký vào các dịch vụ này hòan toàn miễn phí. Và nếu bạn không có một trang web riêng, Yahoo! thậm chí còn cung cấp cho các công ty một trong năm trang web miễn phí mà tại đó bạn có thể đăng tải các logo, nội dung và đường link tới trang web của bạn.
Chiến lược 6: Gia nhập mạng lưới và có mặt trong những trang web dịch vụ chuyên nghiệp.
Trong khi tất cả các kỹ thuật thu hút sự chú ý của khách hàng được sử dụng để hướng khách hàng đến với những trang web kinh doanh hay dịch vụ, vẫn có một số cách thức riêng khác rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Tham gia mạng lưới cộng đồng các doanh nghiệp địa phương. Nếu bạn muốn thu hút sự quan tâm của các khách hàng địa phương, hãy bắt đầu bằng việc tạo dựng các mối quan hệ cá nhân với những công ty khác lân cận - đặc biệt là những công ty cũng sở hữu một trang web dịch vụ riêng. Trên cơ sở đó, bạn tìm kiếm những cách thức khác nhau để củng cố vị thế dịch vụ và trang web của bạn như một nguồn lực hiệu quả cho các khách hàng, và sau đó đề nghị đặt một đường link trên trang web của họ dẫn tới trang web của bạn hay có được sự đồng ý của họ cho phép bạn để lại danh thiếp kinh doanh (đương nhiên được in với URL) trong trang chủ. Thậm chí, bạn nên quan tâm tâm tới việc đền đáp các công ty địa phương bằng những món quà đặc biệt, phiếu giảm giá dịch vụ hay hoa hồng lợi nhuận.
- Tận dựng lợi thế của những trang web như eLance.com. Tùy thuộc vào loại hình dịch vụ bạn cung cấp, các thị trường dịch vụ chuyên nghiệp như eLance.com, FreeLance.com và Daylo.com có thể là một nguồn tuyệt vời để tìm kiếm các khách hàng. Bạn đăng tải năng lực kinh doanh của mình, sử dụng trang web của họ như một công cụ giúp đỡ có được nhiều hơn các giao dịch kinh doanh bởi tại đó bạn có cơ hội thảo luận trực tiếp với các khách hàng tiềm năng.
Chiến lược 7: Động viên những lời giới thiệu và các khách hàng trung thành
Luôn, luôn, luôn theo sát và quan tâm chu đáo các khách hàng hiện tại của bạn! Họ có hạnh phúc với những gì bạn đã làm cho họ? Liệu có còn điều gì bạn có thể làm cho họ? Họ có biết ai khác có thể cần đến dịch vụ của bạn? E-mail luôn phát huy hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí trong việc theo sát các khách hàng hiện tại, vì vậy không có lời bào chữa nào cho việc bỏ qua lợi thế này. Bạn đừng ngại nhắc nhở các khách hàng trước đây của bạn rằng bạn luôn ở đó. Và cũng đừng băn khoăn khi đề nghị họ giới thiệu bạn với người quen biết của họ. Nếu bạn đã làm một việc tốt cho ai đó, họ có thể cảm thấy hạnh phúc hơn khi giới thiệu bạn bè và người quan đến với bạn. Nếu bạn không chủ động đề xuất, họ hiếm khi tự làm điều đó cho bạn. Do vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này.
Thay cho lời kết
Vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng việc “bán” dịch vụ trên trang web cần đến một phương pháp khác biệt hơn nhiều so với bán sản phẩm trực tuyến. Họ cho rằng sẽ cần sử dụng một bộ các công cụ và kỹ thuật hoàn toàn khác, rằng trang web của họ cần được thiết kế riêng, rằng cần phải có được một vài yếu tố độc đáo và các chiến lược mới lạ. Điều này không hẳn đã đúng.
Sự khác biệt duy nhất giữa việc kinh doanh dịch vụ và kinh doanh sản phẩm qua mạng đó chính là trọng tâm của bạn: Khi bạn bán một sản phẩm hữu hình, mọi khía cạnh thiết kế và nội dung trang web tập trung vào việc SẢN PHẨM sẽ đáp ứng các nhu cầu và lợi ích của các khách hàng như thế nào. Còn khi bạn bán một dịch vụ qua mạng, trọng tâm của trang web sẽ là việc BẢN THÂN BẠN đáp ứng các nhu cầu và lợi ích cho khách hàng như thế nào.
Một khi bạn đã nắm vững điều này, mọi thứ bắt đầu đi vào chi tiết. Các chiến lược xây dựng tài liệu bán hàng, chiến lược thiết kế trang web, kỹ thuật thu hút sự chú ý công chúng,... cùng tất cả các kỹ thuật và chiến lược được đề cập ở trên đều có thể được sử dụng để đẩy mạnh các đơn đặt hàng dịch vụ, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.


(Dịch từ Entrepreneur)

 

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày