Lựa chọn công nghệ nào để phát triển website

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Hiện nay có rất nhiều công nghệ được sử dụng để phát triển website (PHP, ASP, ASP.NET, JSP...) Vậy bạn phải lựa chọn công nghệ nào ? Bài viết sau đây sẽ đưa ra những nhận định đơn giản giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho mình. Các so sánh này dự trên các thông số cơ bản như: tính kinh tế, khả năng ứng dụng, mức độ bào mật, môi trường hỗ trợ và tốc độ xử lý ...

So sánh các công nghệ xây dựng website



PHP

ASP.NET

ASP

JSP/ java

- Tốc độ xử lý nhanh, hiệu quả cao

- Tốc độ xử lý nhanh, hiệu quả cao

-Tốc độ xử lý rất chậm

- Hơi chậm

- Chi phí giá thành thấp (ngôn ngữ free không tốn chi phí mua bản quyền)

- Chi phí giá thành cao (do một phần phải mua bản quền)

- Chi phí giá thành trung bình (do một phần phải mua bản quền)

- Chi phí giá thành cao

- Thời gian code và triển nhanh, đơn giản

- Thời gian code và triển khai hơi phức tạp, chậm hơn PHP

- Thời gian code và triển khai trung bình

- Thời gian code và triển khai hơi phức tạp, chậm hơn PHP

- Số lượng nhà cung cấp hosting nhiều, dễ lựa chọn

-Số lượng nhà cung cấp hosting không nhiều, vì vậy khó cho việc lựa chọn

-Số lượng nhà cung cấp hosting không nhiều, vì vậy khó cho việc lựa chọn

- Số lượng nhà cung cấp hosting ít, khó tìm

- Số nhà cung cấp website nhiều, khả năng chọn lựa một trang web phù hợp tốt hơn

- Số nhà cung cấp website nhiều, khả năng chọn lựa một trang web phù hợp tốt hơn

- Số nhà cung cấp website ít

- Số nhà cung cấp website ít, khả năng chọn lựa để xây dựng 1trang web phù hợp rất khó

- Khả năng mở rộng và phát triển dễ dàng và nhanh chóng

- Mở rộng và phát triển website dẽ dàng

- Khả năng mở rộng và phát triển website khó khăn

- Khả năng mở rộng và phát triển website khó khăn

- Các công cụ và công nghệ hỗ trợ phong phú, đa dạng. Phát triển web trên nền web 2.0. Sử dụng công nghệ Ajax làm cho quá trình duyệt web nhanh chóng và thân thiện hơn đối với người dùng.

- Các công cụ và công nghệ hỗ trợ phong phú, đa dạng. Phát triển web trên nền web 2.0. Sử dụng công nghệ Ajax làm cho quá trình duyệt web nhanh chóng và thân thiện hơn đối với người dùng.

- Công cụ và công nghệ hỗ trợ ít, khó tìm.

- Công cụ và công nghệ hỗ trợ ít, khó tìm.


Với nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai các ứng dụng web trên nhiều công nghệ khác nhau chúng tôi có thể đưa ra kết luận sau:


- Đối với đa số website nên chọn ngôn ngữ phát triển web PHP/MySQL vì giá thành tương đối, tốc độ xử lý nhanh, dễ lựa chọn nhà cung cấp.


- Một số website cung cấp dịch vụ mang tầm quang trọng mức tối đa nên sử dụng ngôn ngữ ASP.NET/MS SQL .

 

Xây dựng website cho các tổ chức giáo dục

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sự tăng trưởng nhanh chóng của internet trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện tại khiến nó trở thành một phần sống còn trong cuộc sống của chúng ta. Từ thương mại cho tới bệnh viện đến tổ chức giáo dục tất cả đều chịu sự thay đổi nhanh chóng và giờ đây đều trực tuyến để bắt kịp nhịp độ tiến triển của thế giới công nghệ số. Ngày nay nhiều trường học và các tổ chức giáo dục đã nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng website để tạo sự hiện diện trên internet. Đưa việc giáo dục lên mạng đã không chỉ phục vụ cho các đối tượng học viên tiềm năng mà còn là một cách hiệu quả để phục vụ các giáo viên, nhân viên, cha mẹ học viên và cả những học viên hiện tại.

Các website giáo dục không chỉ cung cấp thông tin về cơ sở, các khóa học của họ mà còn cung cấp những thông tin về hoạt động của trường, các chương trình học bổng và hỗ trợ sinh viên.

Thiết kế website cho các tổ chức giáo dục ngày càng trở lên một chuyên biệt hóa, ngày càng nhiều các tổ chức giáo dục hiểu ra sức hút từ sự hiện diện online của mình. Website của một tổ chức giáo dục đòi hỏi không chỉ là 1 website động, hấp dẫn mà còn cần có nhiều thông tin hữu ích.

Qua kinh nghiệm của mình chúng tôi thấy rằng khi xây dựng 1 website cho các tổ chức giáo dục cần luôn luôn giữ trong đầu những vấn đề sau :

- Hãy chắc chắn bạn có kế hoạch và đã hình dung hết các lựa chọn. Xây dựng cấu trúc cơ bản website của bạn sẽ như thế nào và trong tương lai sẽ được mở rộng như thế nào.

- Bạn hãy chuẩn bị trước các thông tin và tài liệu sẽ được đưa lên website.

- Hãy tạo ra sự đơn giản và dễ dàng truy cập cho mọi thông tin trên trang web.

- Sử dụng các chức năng định hướng ( menu, các đường link) một các thống nhất và khoa học để người dùng dễ dàng truy cập thông tin.

- Luôn luôn tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà tổ chức bạn theo đuổi.

- Hãy tạo một thăm dò dư luận trên website về tính thân thiện của trang web.

- Thường xuyên update thông tin.

Với tư cách là một tổ chức giáo dục bạn nên xem xét cung cấp những thông tin sau trên website:

- Tổng quan về tổ chức của bạn, triết lý và hoạt động.

- Các khóa học và chương trình được cung cấp.

- Các nghiên cứu khoa học hay công trình được thực hiện bởi trường của bạn.

- Các bản tin newsletter.

- Thời khóa biểu các khóa học, lịch các hoạt động trong trường, khoa.

- Gửi email cho các giảng viên trong tổ chức.

- Kiểm tra lịch làm việc.

- Tạo ra diễn đàn chung cho sinh viên và những người quan tâm.

- Tạo các liên kết đến các tổ chức giáo dục khác liên quan.

Các trương đại học và các trung tâm giáo dục khác trên toàn thế giới hiện nay đang đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các hệ thống website. Biến nó thành một lĩnh vực thiết kế chuyên biệt. Một website dành cho tổ chức giáo dục nên được trình bày 1 cách rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, hấp dẫn và giầu thông tin.

 

Website công ty Luật – Tư vấn

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khi thiết kế website cho các nghành dịch vụ này cần phải thấm nhuần đặc trưng của nghành đó. Điều đó cũng có nghĩa là các website trong những lĩnh vực này không cần phải có những hình ảnh đồ họa phức tạp, những kỹ xảo cầu kỳ, các công nghệ mới nhất. Đơn giản là các luật gia hay các nhà tư vấn luôn phải gặp gỡ khách hàng của họ một cách trực tiếp để thỏa luận về mọi vấn đề chi tiết liên quan.

Với sự tăng trưởng chóng mặt của internet, ngày càng nhiều lĩnh vực, nghành nghề trong xã hội đưa sự hiện diện của mình lên internet. Các công ty tư vấn, luật cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó. Những website của các công ty này sẽ tạo ra sự biết đến rộng rãi trong công chúng về những dịch vụ cũng như sự hỗ trợ mà khách hàng khi cần đến sẽ tìm tới họ.

Bởi vậy các website dành cho các công ty này cần có sự tập trung đầu tư về mặt nội dung. Các bài viết nói về các dịch vụ tạo ra giá trị khác biệt cho khách hàng. và nhiều bài viết hữu ích như là một món quà tặng cho khách hàng.

Cũng nên đưa ra tiểu sử, thành tích của các Luật gia đứng đầu hãng hoặc các nhà tư vấn giầu kinh nghiệm như một minh chứng thuyết phục khách hàng tin tưởng vào tiềm năng của hãng.

Các câu chuyện thành công cũng là một phần không thể thiếu để tác động lên niềm tin của khách hàng.

Công cụ tìm kiếm cũng là một yếu tố cần thiết để thêm vào website để tạo những tiện ích cho người duyệt web.

Bạn cũng cần những báo cáo thống kê số lượng người truy cập website hàng tháng, từ khóa và báo cáo thứ hạng của website để theo dõi hiệu quả hoạt động của website

Và một điều quan trọng nữa là nội dung được đưa lên website cần được cập nhật thường xuyên. Bởi vì đó chính là thứ giúp bạn giữ được lượng khách ghé thăm website thường xuyên.

Bạn cũng cần tạo cho website của mình có thêm 1 vài ngôn ngữ khác nhằm vào các khách hàng tiềm năng sử dụng các ngôn ngữ khác nhau.

 

Mô hình website công ty du lịch

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Với 1 công ty du lịch một website sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin về dịch vụ cũng như thực hiện các giao dịch bán hàng qua mạng. Vì thế, để xây dựng một website du lịch thành công bạn nên khảo sát kỹ lưỡng những gì phù hợp với công việc kinh doanh của bạn và tham khảo các website cung cấp dịch vụ tương tự. Sau đây là một số gợi ý của Thegioiwebsite.net các chức năng cơ bản đối với 1 website du lịch:

- Cung cấp thông tin về công ty bạn.

- Cung cấp thông tin về dịch vụ mà công ty bạn có ( Tours, Visa, Hotel, Transport … ).

- Thông tin về các địa danh du lịch nổi tiếng, giới thiệu về đất nước, con người, khi hậu, thiên nhiên …

- Thông tin về các Tour du lịch, Khách sạn …

- Công cụ cho phép khách hàng đặt hàng qua mạng ( Booking tours, booking hotel, booking ticket ….).

- Các tiện ích cơ bản: tỷ giá ngoại tệ, thời tiết, bảng giá vé máy bay, tàu hỏa …

- Trang liên hệ và hỗ trợ trực tuyến .

- Nếu có thể, bạn nên đưa vào mục Khách hàng nhận xét ( Feedback / Testimonial). Đây là một điểm làm cho khách hàng quan tâm và tin tưởng hơn vào dịch vụ của bạn.

Với những tính năng như trên, website của bạn đã hoàn toàn có thể trở thành công cụ kinh doanh hữu hiệu.

 

Thiết kế website doanh nghiệp

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Website doanh nghiệp thông thường là 1 website động là website có số lượng lớn thông tin được chứa trong cơ sở dữ liệu. Khi sở hữu website động các doanh nghiệp, công ty có khả năng quản trị thay đổi thông tin, nội dung website như ý muốn. Doanh nghiệp, công ty chọn website động khi có một lượng thông tin, sản phẩm lớn hoặc thông tin, sản phẩm được cập nhật thay đổi thường xuyên. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi các chức năng cho 1 website doanh nghiệp thông thường:


1. Module Sản Phẩm:

Module này cho phép doanh nghiệp chia thành nhiều danh mục sản phẩm có thể tự thay đổi theo nhu cầu ví dụ như chia thành sản phẩm nội thất, sản phẩm mỹ nghệ, sản phẩm nông sản...vvv. Trình bầy thông tin, hình ảnh giá thành của sản phẩm theo dạng e-catalog. Mỗi sản phẩm sẽ có 1 form đặt hàng đi kèm, giúp khách hàng dễ dàng đặt hàng.


2. Module Dịch Vụ:

Hiển thị thông tin, hình ảnh về các dịch vụ của doanh nghiệp trên website. Mỗi dịch vụ có 1 form yêu cầu dịch vụ đi kèm, cho phép khách hàng dễ dàng liên lạc khi cần thiết.


3. Module Tin Tức:

Modul cho phép chia nhỏ thành nhiều loại tin khác nhau ví dụ tin trong nước, tin quốc tế, tin tức công nghệ, tin nội bộ...vvv.


4. Module FAQ (Những câu hỏi thường gặp):

Module này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm - dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị, đóng góp ý kiến... đến doanh nghiệp.


5. Module Tuyển Dụng:

Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho mình.


6. Module Tạo thăm dò ý kiến

Doanh nghiệm có thể đưa ra những câu hỏi để thăm dò ý kiến của khách hàng khi viếng thăm website.


7. Module Quảng Cáo Trực Tuyến:

Cho phép doanh nghiệp quản lý các banner, logo của các đối tác trên website mình, tạo nguồn thu từ website.


8. Tiện ích tìm kiếm:

Bao gồm 2 chức năng tìm kiếm: Tìm nhanh và tìm nâng cao. Tìm nhanh: cho phép người xem tìm kiếm nhanh bất kỳ thông tin nào trong website thông qua thao tác đơn giản là nhập từ khóa cần tìm và nhấn enter để ra kết quả. Tìm nâng cao: cho phép người xem giới hạn khu vực tìm kiếm thông tin để kết quả hiển thị ra chính xác hơn.


9. Tích hợp bộ đếm chuyên sâu:

Bao gồm bộ đếm số người đã truy cập, đang truy cập website, đếm số lần đã được xem cho từng sản phẩm.


10. Form liên hệ trực tuyến:

Cho phép khách liên hệ, phản hồi, đặt hàng với doanh nghiệp thông qua hệ thống website khi có nhu cầu.

Trên đây là các module cơ bản mà một website doanh nghiệp thường sử dụng.

 

Website thương mại điện tử

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Website thương mại điện tử cũng là web site động với các tính năng mở rộng cao cấp cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng, quản lý đơn đặt hàng ...

WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN


Website thương mại điện tử cũng là web site động với các tính năng mở rộng cao cấp cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng, quản lý đơn đặt hàng ...vvv.

Khi sở hữu website động các doanh nghiệp, công ty có khả năng quản trị thay đổi thông tin, nội dung website như ý muốn..


1. Module Sản Phẩm:

Module này cho phép doanh nghiệp chia thành nhiều danh mục sản phẩm có thể tự thay đổi theo nhu cầu ví dụ chia thành sản phẩm nội thất, sản phẩm mỹ nghệ, sản phẩm nông sản...vvv. Trình bầy thông tin, hình ảnh giá thành của sản phẩm theo dạng e-catalog. tích hợp sẵn giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart) phục vụ cho nhu cầu mua sắm trên mạng của khách hàng.


2. Module Thanh Toán Qua Mạng:

Module này đi kèm với giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart), phục vụ cho nhu cầu thanh toán qua mạng của khách hàng.


3. Module Quản Lý Khách Hàng:

Lưu giữ thông tin về quá trình đặt hàng, mua hàng, hóa đơn thanh toán...vvv, giúp khách hàng và doanh nghiệp thuận tiện tra cứu khi cần thiết.


4. Module Dịch Vụ:

Hiển thị thông tin, hình ảnh về các dịch vụ của doanh nghiệp trên website. Mỗi dịch vụ có 1 form yêu cầu dịch vụ đi kèm, cho phép khách hàng dễ dàng liên lạc khi cần thiết.


5. Module Tin Tức:

Module cho phép chia nhỏ thành nhiều loại tin khác nhau ví dụ tin trong nước, tin quốc tế, tin tức công nghệ, tin nội bộ...vvv.


6. Module FAQ (Những câu hỏi thường gặp):

Module này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm - dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị, đóng góp ý kiến... đến doanh nghiệp.


7. Module Tuyển Dụng:

Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho mình.


8. Module Tạo thăm dò ý kiến

Doanh nghiệm có thể đưa ra những câu hỏi để thăm dò ý kiến của khách hàng khi viếng thăm website.


9. Module Quảng Cáo Trực Tuyến:

Cho phép doanh nghiệp quản lý các banner, logo của các đối tác trên website mình, tạo nguồn thu từ website.


10. Tiện ích tìm kiếm:

Bao gồm 2 chức năng tìm kiếm: Tìm nhanh và tìm nâng cao. Tìm nhanh: cho phép người xem tìm kiếm nhanh bất kỳ thông tin nào trong website thông qua thao tác đơn giản là nhập từ khóa cần tìm và nhấn enter để ra kết quả. Tìm nâng cao: cho phép người xem giới hạn khu vực tìm kiếm thông tin để kết quả hiển thị ra chính xác hơn.


11. Tích hợp bộ đếm chuyên sâu:

Bao gồm bộ đếm số người đã truy cập, đang truy cập website, đếm số lần đã được xem cho từng sản phẩm.


12. Form liên hệ trực tuyến:

Cho phép khách liên hệ với doanh nghiệp khi có nhu cầu.


Trên đây là những module thông thường của một website thương mại điện tử. Tùy từng trường hợp cụ thể chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng chi tiết nhất về hệ thống và mọi vấn đề liên quan.

 

Các kinh nghiệm thiết kế web

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Làm thế nào để thiết kế trang web mà mọi khách hàng đều đánh giá cao ? Bạn hãy tham khảo 1 số gợi ý dưới đây.

1.Dễ di chuyển và dễ đọc

Hãy tạo một hệ thống di chuyển rõ ràng, trực quan bởi vì không có gì làm khách hàng bạn thất vọng là họ không thể tìm kiếm thông tin trong web một cách dễ dàng. Bạn hãy đặt các liên kết ở đầu trang hoặc cuối trang,như thế nội dung trang web của nbạn sẽ được hiển thị dễ dàng. Nếu thích thì hãy sử dụng thêm java nữa cho đẹp. Nhưng nhớ là đừng có lạm dụng có nhiều sẽ gây chật chội khó chịu cho người dùng, tốt nhất là chỉ có 2-3 chổ có liên kết trong một trang.

2.Hãy tạo các khoảng trắng

Đừng có để trang web của bạn toàn là chữ nối chữ. hãy cho nó một vài khoảng không gian trắng( Ở đây là phần trùng màu với nền chứ không phải màu trắng đâu).Nó sẽ giúp cho người trình duyệt thư giản con mắt và là một công cụ để phân chia nội dung thể hiện những nội dung qua trọng. Hãy dùng những bức ảnh cùng màu nền hay dùng bảng, bạn sẽ tạo được thôi.

3.Phải hướng về người dùng

Bạn phải biết khách hàng mình là ai để tạo ra những web phù hợp với họ, rõ ràng tạo một trang web về ca nhạc thì khác tạo một trang web thương mại cho một công ty. Để tham khảo, tốt nhất là hãy visit những trang có cùng chủ đề với bạn. Từ đó bạn sẽ có phong cách tạo web thích hợp.

4.Gom theo từng nhóm

Hãy để cho các nội dung có quan hệ gần nhau để bảo đảm thông tin được tìm thấy một cách dễ dàng. Hãy đặt những thông tin quan trọng ngang nhau cùng một trang. Nó sẽ giúp nguời dùng theo dõi thông tin trực quan hơn, dễ hơn.

5.Tính nhất quán


Hãy đãm bảo rằng các phần tử giống nhau phải có cùng tham số thiết kế nhưu nhau, chẳng hạn như các kiểu định dạng, ảnh, màu nền, cách bố trí…. Nếu bạn sử dụng nhiều phần tử thì bạn không những làm cho khách viếng thăm cảm thấy rắc rối mà ngay cả bạn cũng cảm thấy như vậy. Hãy nên có từ 2-4 kiểu màu và font cho một trang web.

6. Tin tức nhanh


Không có gì phải bàn nếu nói các trang web được viếng thăm thường xuyên là một phần do tin tức được cập nhật thường xuyên. Bạn nên nhớ một sự thay đổi nhỏ cũng đã tạo ra một sự quan tâm.

7. Nhanh và nhỏ


Tốc độ, hãy cho web tải nhanh chóng nhất.Bạn sẽ không thuyết phụa được một khách hàng nào về tài thiết kế của bạn nếu như trang của bạn tải xuống như rùa. Hiện nay bạn có thể dùng flash thay cho các trình soạn ảnh.

8. Dễ truy nhập


Mỗi người dùng thì có một trình duyệt khác nhau, một hệ điều hành khác nhau nên hãy nhớ rằng web của bạn phải đáp ứng cho gần hết các trình duyệt. Có nư vậy thì đở mất khách

9. Nguyên tắc nhấp 3 lần


Mỗi thông tin của trang web phải đến với khách hàng không quá ba lần nhắp chuột. Còn với các thông tin khẩn hay các biểu mẫu dăng kí thi chi một lần.

10.Xây dựng sơ đồ site


Kki site quá lớn thì việc tìm kiếm thông tin quả là rất khó khăn. Bạn nên xây dựng trang sơ đồ site để có thể tới mọi ngõ ngách trong site. Trang này cần gì? Không cần đẹp mà cần tính năng động của nó, nó phải tải xuống nhanh nhất.

Sưu tầm

 

Tiêu chuẩn của 1 website có chất lượng

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thế nào là một website có chất lượng ? Bạn đã sở hữu trong tay 1 website có chất lượng chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhìn rõ về điều đó ! Bạn có thể định nghĩa theo ISO "… là sự thoả mãn yêu cầu của người dùng", không sai nhưng quá chung chung và do đó không giúp ích gì được chúng ta.

Website có chất lượng là website thoả mãn được ba điều kiện sau đây:

  • Nội dung hấp dẫn, đầy đủ, hợp với chủ ý của việc xây dựng website
  • Được sắp xếp, bố cục một cách hợp lý, tạo điều kiện cho người đọc dễ định hướng trong website.
  • Hình thức đẹp, phù hợp với chủ đề nội dung.

Để làm được như vậy có khó không? Không khó nếu bạn đã xác định được rõ mục tiêu và làm việc với đối tác là một công ty chuyên nghiệp trong thiết kế và phát triển các công cụ thương mại điện tử. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết từng điểm:

Về nội dung. Trước tiên bạn cần định rõ đối tượng của website . Có thể là các khách hàng tiềm năng, có thể là các đối tác hiện có của công ty, các nhà đầu tư nước ngoài. Họ hiểu ngôn ngữ gì, những thông tin gì làm họ quan tâm hơn cả. "Biết mình biết ta trăm trận không thua". Một điểm rất quan trọng nữa là nội dung phải được cập nhập thường xuyên. Một lỗi rất thông thường của các website tại Việt Nam là người ta làm ra nó để đưa lên mạng, sau đó thì website bị đi vào quên lãng. Một website như vậy không mang lại gì cho doanh nghiệp, thậm chí phản tác dụng. Nguyên nhân ở đâu: Thứ nhất do chúng ta chưa có ý thức cần phải cập nhật thông tin thường xuyên, thứ hai do các website được thiết kế theo công nghệ đã lạc hậu, đòi hỏi một trình độ nhất định khi muốn thay đổi nội dung. Lối thoát: hãy yêu cầu nhà thiết kế website cung cấp cho bạn một công cụ thuận tiện để có thể tự mình thay đổi nội dung thông tin, thậm chí cả bố cục và hình thức của website. Nếu họ không làm được điều này, hoặc đòi hỏi quá nhiều, bạn có thể liên lạc với toà soạn báo, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn.

Về hình thức. Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất và khó nhất đối với doanh nghiệp, quan điểm về cái đẹp của chúng ta thường không giống nhau. Nhiều khi bạn cho là đẹp thì người khác lại coi là màu mè, bạn thấy đơn giản thì người khác cho là tầm thường. Lối thoát: hãy tin tưởng giao việc này cho các hoạ sỹ, các nhà tạo mẫu chuyên nghiệp. Nếu bạn mạnh dạn bỏ cái tôi của mình sang một bên và cung cấp đủ thông tin cần thiết về công ty, về sản phẩm và dịch vụ của mình cho các hoạ sỹ, bạn sẽ có một website đẹp và chuyên nghiệp. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa website của một công ty lớn và một công ty nhỏ. Một hoạ sỹ chuyên nghiệp cũng biết cách làm sao để website của bạn vừa đẹp, đồng thời vừa có kích thước nhỏ, gọn, không để người dùng phải đợi lâu khi tải thông tin .

Bố cục. Các chuyên gia về thương mại điện tử của tổ chức thương mại quốc tế ITC đã cho chúng ta một lời khuyên rất quý báu: "Hãy làm sao để người xem chỉ cần nhấn chuột không quá 3 lần để thấy thông tin cần tìm". Nếu bạn đã từng mua hàng ở các siêu thị thì rất dễ nhận thấy vấn đề này. Trong một siêu thị tốt có hệ thống chỉ đường rõ ràng , bạn biết ngay thứ bạn cần nằm ở đâu, ngoài ra bạn còn có thể "tìm kiếm nhanh" bằng cách hỏi nhân viên phục vụ. Một siêu thị kém thì khác, đi lòng vòng cả buổi nhiều khi tìm không ra. Với website cũng vậy.

Nếu đạt được ba mục tiêu trên , có thể nói bạn đã xây dựng được một website có chất lượng. Tất nhiên mọi sự không chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi sẽ đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật cần quan tâm trong kỳ sau.

Vậy làm thế nào để có một website thực sự có chất lượng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp? Câu hỏi không đơn giản và để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy làm một phép so sánh: website-"nhà riêng", website-"cửa hàng", website- "nhà máy", website- "siêu thị" vv.

Bước 1: Hãy xác định rõ chúng ta cần gì. Đó là bước đầu tiên.

Bước 2: Tiếp theo là phải tìm cho được những "kiến trúc sư ", những "thợ xây" có đủ khả năng để làm theo yêu cầu của bạn , cũng như phải dự trù được cần đầu tư bao nhiêu cho "công trình xây dựng" tương lai. Bạn đã tìm được những người có khả năng thực hiện được ý tưởng của bạn và ký được hợp đồng, đó là bước thứ hai.

Bước 3: Làm việc cùng nhà thiết kế, phát triển website. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của "kiến trúc sư", thông tin càng nhiều, hình ảnh càng nhiều càng có nhiều cơ hội để tìm được những ý tưởng sáng tạo độc đáo. Bạn có thể khá vất vả trong giai đoạn này, nhưng không có cách nào khác. Bạn là người hiểu doanh nghiệp của mình rõ nhất.

Bước 4: Công trình của bạn đã hoàn thành, bạn cần đưa nó lên mạng, hay còn gọi là Hosting và tiến hành quảng cáo, giới thiệu . Cũng giống như sau khi khai trương một cửa hàng vậy, không có quảng cáo , giới thiệu sẽ không có khách đến giao dịch, mua bán. Ít nhất thì bạn cũng phải đăng ký tên, địa chỉ của "cửa hàng" trong các "sổ tra cứu ", các "catalog" về sản phẩm , dịch vụ. Trong thế giới Internet người ta gọi là các công cụ tìm kiếm như Yahoo, Google, Altavista vv. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng và không thể bỏ qua. Nếu bạn không làm tốt điều này, toàn bộ công sức cho ba giai đoạn trước có thể nói là phí phạm.

Bước 5. Những công việc trên đã xong, đến đây, có thể nói vai trò của những người "thợ xây" đã kết thúc. Website của bạn có phát triển được hay không, có giữ được khách hay không là do bạn. Nếu bạn luôn cập nhật, đổi mới thông tin , đưa ra những chiến dịch khuyến mãi, có những phương pháp tiếp thị độc đáo, website của bạn sẽ mang lại hiệu quả. Đây là giai đoạn ổn định và thú vị nhất.

Bước 6. Hãy chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai, công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, những gì tưởng như không thể khi bạn đang thiết kế website, một vài tháng hoặc vài năm sau đã trở thành hiện thực. Đừng quá hài lòng với những gì đã có.

 

Nhức nhối nạn ''đạo'' giao diện website

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Nhiều người lắc đầu nói vui: "Hết đạo văn, đạo tranh, đạo nhạc, đạo game, Việt Nam bây giờ còn xuất hiện cả đạo... giao diện website".

Website tin tức của một doanh nghiệp miền Trung là “anh em ruột” với báo điện tử VietNamNet? Một công ty con mới của FPT Telecom mới được thành lập với logo y chang? Website bán template trực tuyến lớn nhất thế giới - TemplateMonster mới mở website chi nhánh tại Việt Nam?

Tất cả câu trả lời đều đơn giản là “không!”, đó chỉ là một trong những trò “mượn tạm” ý tưởng thiết kế và giao diện web đang hết sức phổ biến trên mạng Việt Nam.

"Mượn tạm" thiết kế hay là sự sao chép hoàn hảo?

Là một người lướt web thường xuyên mỗi ngày, chị Yến – nhân viên một công ty truyền thông tại Hà Nội thường có thói quen vào những báo điện tử lớn để xem tin.

Đã hơn một lần, Yến không khỏi sửng sốt: “Sao giao diện của website công ty này giống hệt VietNamNet thế nhỉ? Còn trang tin cá nhân này y chang Dân Trí? Website của một báo địa phương cũng chỉ thay mỗi cái... tên báo và logo, còn lại đều giống hệt báo Hà Nội Mới điện tử???”

Tương tự, TemplateMonster, website rao bán mẫu giao diện (website template) lớn nhất thế giới đã bị sao chép một cách gần như y nguyên header (phần đầu trang) và navigation bar (thanh điều hướng) tại một website rao vặt của Việt Nam. Menu các phân mục của báo VietNamNet, Dân Trí điện tử, Hà Nội mới điện tử... cũng là mục tiêu sao chép của rất nhiều trang web tin tức, trang thông tin điện tử có cấu trúc y hệt….

Rất nhiều người, đã không ít lần phải “mắt chữ O miệng chữ A” - ngạc nhiên khi "enter" vào một website nào đó, mà lầm tưởng rằng nó là một site con hay một phiên bản thứ 2 của website nổi tiếng.

Sẽ ra sao nếu như một ngày nào đó, website của công ty bạn bị sao chép y nguyên giao diện bởi một website khác?

Đâu là nguyên nhân?

Giao diện website TemplateMonster bị sao chép một cách gần như y nguyên...

Hiện nay, những website có cách sao chép trong thiết kế không phải là hiếm, đại đa số xuất phát từ việc làm dịch vụ thiết kế website.

Hiện tượng này có hai dạng: một là người sử dụng dịch vụ không am hiểu công nghệ, nên khi được tư vấn thiết kế thường bày tỏ quan điểm muốn được làm giống như trang tin này, website kia cho "chắc ăn". Đỡ phải thiết kế, mạo hiểm với những giao diện, ý tưởng mới chưa qua thực tế kiểm nghiệm.

Cũng không thể loại trừ khả năng chủ sở hữu của những website này có ý muốn “mượn tạm” một chút xíu hơi hướng của những website, những thương hiệu có tiếng để lôi kéo khách hàng, hay “giúp” khách hàng “ngộ nhận” để gây chú ý.

Khi đó các đơn vị thiết kế buộc phải "linh động" biến tấu đi (để không mang tiếng vi phạm bản quyền) nhưng vẫn phải chiều theo ý khách hàng, vì thế mới có chuyện một website thương mại điện tử mà giao diện cứ như "anh em song sinh" với một... báo điện tử nổi tiếng.

Trao đổi với PV VietNamNet, bà Ứng Ngọc Anh (Giám đốc công ty DotVN - trưởng đại diện Hi-Teck tại Việt Nam) hoàn toàn đồng tình với những nhận định trên: "Ngay như bên chúng tôi khi tiếp xúc với khách hàng làm dịch vụ web, đa số mọi người đều không quan tâm đến tư vấn thiết kế của nhà cung cấp dịch vụ mà chỉ muốn được làm giống một hệ thống nào đó nổi tiếng."

Thứ hai, không thể không kể đến việc chính bản thân các đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm cố tình lấy mẫu ý tưởng thiết kế và giao diện của một website, hoặc hệ thống nào khác. Do nghèo nàn về ý tưởng và chỉ cốt ký được hợp đồng với khách hàng, các đơn vị này cố gắng thuyết phục khách hàng hướng ý thích theo tư vấn của mình.

Sẽ là bất lợi trong thời hội nhập!'

Ai dám bảo, đây là ăn cắp logo của FPT? Chỉ đơn giản là giống nhau một cách hơi... khó tin!

Mặc dù, đã được "biến tấu" rất khéo léo, đủ để không ai có thể kiện tụng về bản quyền hay sao chép ý tưởng, ăn cắp thương hiệu. Song những sự “mượn tạm” này, rõ ràng có tác dụng nhất định đối với thị giác người dùng và có thể gây nên sự nhầm lẫn, khó chịu. Đó là chưa nói, nó rất gần với việc fake (giả mạo), mạo danh, hay phishing (lừa đảo) mà VietNamNet đã từng đề cập trong các chủ đề gần đây.

Theo như nghiên cứu từ một số chuyên gia phân tích thiết kế, thì độ thu hút sự chú ý của người duyệt web vào các website này là rất lớn trong lần đầu truy cập. Sự “mượn tạm hồn nhiên” này tưởng chừng như vô hại, thế nhưng đằng sau đó, là sự tổn hại về mặt uy tín cho các tên tuổi lớn, những nạn nhân bất đắc dĩ của những kẻ đạo ý tưởng thiết kế.

"Chưa nói hậu quả lớn, nhưng hiện tượng cả thị trường làm web mà cứ chạy theo các mẫu tiêu chuẩn do người khác làm ra, rõ ràng không có sự sáng tạo nào cả, rất thiếu chuyên nghiệp" - Bà Ứng Ngọc Anh bày tỏ.

Anh Trần Văn Bắc - Giám đốc một công ty tuyển dụng trực tuyến - thì cho rằng, hiện tượng "mượn tạm" giao diện web và "đạo" ý tưởng thiết kế trên mạng hiện nay đã thành vấn nạn, "chắc chắn là không thể kiểm soát nổi, song cũng không nên vì thế mà phản ứng thái quá."

"Tôi cho rằng CNTT Việt Nam mới chỉ đang ở buổi bình minh, thôi thì cứ chấp nhận sự nghèo nàn về ý tưởng một chút giống như người ta ai cũng mặc áo Vest. Sau này khi thị trường phát triển hơn nhu cầu sẽ buộc người nổi bật phải có nhà tạo mẫu riêng cho mình!" - Anh Bắc lấy ví dụ dí dỏm.

Tuy nhiên, đại đa số giới chuyên môn có phản ứng khá gay gắt. Anh Hùng - Giám đốc một công ty truyền thông bức xúc: "Vẫn biết nền CNTT nước nhà còn rất non trẻ, nhưng không phải vì lẽ đó, mà chúng ta có thể chấp nhận sự “mượn tạm” hồn nhiên tới... vô duyên như vậy. Ai cũng thấy được sự bực tức của người dùng, người bị sao chép ý tưởng, những cái nhìn từ bên ngoài trong thời kỳ hội nhập sẽ hướng vào chúng ta bất lợi như thế nào".

Nhắc tới vấn đề này nhiều người chỉ còn biết lắc đầu nói vui: "Hết đạo văn, đạo tranh, đạo nhạc, đạo game, Việt Nam bây giờ còn xuất hiện cả đạo... giao diện website."


(Theo Chungta)

 

Trong kỷ nguyên thương mại điện tử, sự sinh tồn của bạn phụ thuộc rất lớn vào việc trang web mà bạn thiết lập ra có hiệu quả và thu hút được nhiều khách hàng hay không.

Công việc này nghe qua có vẻ dễ dàng nhưng khi thực hiện lại khá khó khăn. Rất có thể trang web đang gây cho khách hàng một số khó chịu nào đó mà bạn không hề hay biết. Vậy bạn phải làm những gì để thay đổi điều này?

Cùng với thời gian, các khách hàng trực tuyến đang ngày một trở nên khó tính hơn, họ yêu cầu nhiều hơn và mức độ “khoan dung” cũng ít hơn khi ghé thăm các trang web thương mại điện tử trên Internet. Một cuộc điều tra về các khách hàng trực tuyến của hãng nghiên cứu thương mại điện tử Hostway cho thấy hơn 70% khách hàng nói rằng những khó chịu lớn nhất của họ đó là không thể mua hàng từ một trang web sau khi click chuột vào một quảng cáo pop-up; những trang web đăng nhập kiểu “đăng ký để biết thêm thông tin (register for more information) cản trở người dùng tiếp cận nội dung; hay các yêu cầu cài đặt phần mềm để có thể xem được trang web. Những điều khó chịu khác đó là: đường link không hoạt động, cấu trúc web phức tạp, tốc độ duyệt chậm, những công cụ tìm kiếm thông tin trong website không hiệu quả, bố cục trình bày và thông tin nghèo nàn.

Andre Stecki, thành viên sáng lập kiêm CEO của hãng GoApply.com. trụ sở tại Aliso Viejo, California , đã phải rất khó khăn mới có thể giúp trang web của ông bớt gây cho khách hàng những điều khó chịu. GoApply.com hiện là một công ty cung cấp dịch tài chính và cầm cố trực tuyến với doanh thu trên 35 triệu USD/năm.

Trong quá khứ, những khách hàng nào muốn có một khoản vay từ GoApply.com đều phải điền vào một bản đăng ký dài “trang giang đại hải” với vài chục câu hỏi. “Chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau để tìm ra tất cả những điểm khiến khách hàng khó chịu trong bản đăng ký, và chúng tôi đã quyết định số lượng câu hỏi từ 16 đến 18 câu là thích hợp nhất”, Stecki cho biết, “Cảm ơn Bảng đăng ký với số lượng câu hỏi ít hơn, ngày càng nhiều khách hàng đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong năm vừa qua”.

Ngày nay, nhiều công ty đang cải tiến và nâng cấp các trang web của mình. Tiffany Shlain, thành viên sáng lập hãng The Webby Awards, San Francisco, Mỹ, cho biết: “Trước đây, mục tiêu của các trang web chỉ là làm sao có được các khách ghé thăm. Còn giờ đây, mục tiêu là trang web phải cung cấp cho khách hàng các thông tin, đường link và dịch vụ hữu ích nhằm phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Shlain đã đưa ra một số giải pháp giúp bạn có được một trong web hiệu quả trong kỷ nguyên thương mại điện tử đầy khốc liệt:

1. Tránh những nội dung thông tin hay các công cụ tiện ích không mấy liên quan khiến việc tốc độ trang web của bạn bị chậm đi.


Để là được điều này, trước tiên bạn cần phát họa sơ qua nội dung, các mục chính của trang web, qua đó xác định trang web của bạn cần có những gì và hình thức ra sao. Ví dụ, một trang web về sách kinh doanh, bạn cần có những mục riêng cho những loại sách khác nhau như tiếp thị, quản trị, tài chính kế toán, luật, xuất nhập khẩu,… Và để góp phần tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm cũng như tốc độ duyệt, các trang link từ trang chủ chỉ nên có từ 350 đến 550 từ. Khi nội dung của một trang quá dài, bạn nên chia thành nhiều trang khác nhau, tuy vậy nên giữ nguyên cách trình bày (layout) ban đầu. Có một số bộ máy tìm kiếm thường bỏ qua những trang vượt quá 100kb. Vì thế bạn cần tìm cách giảm thiểu dung lượng của trang web.

2. Đảm bảo thanh tìm kiếm và định hướng web site được ổn định, xuất hiện tại mọi trang web con.


Bạn nên sử dụng các công cụ hướng dẫn để cho khách hàng thấy họ đang ở đâu và họ có thể quay trở lại như thế nào. Các đường link cũng cần dễ dàng khám phá. Bạn hãy tạo ra các đường link bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang con để mọi người có thể xem lại hoặc xem tiếp mà không phải sử dụng đến nút “back” hay “forward” của trình duyệt. Bạn cũng cần nhớ là phải có những chữ thay thế tất cả các đồ hoạ và đường link liên kết trong trang của bạn. Đây là những từ sẽ xuất hiện thay thế đồ họa khi tuỳ chọn đồ hoạ trong trình duyệt bị tắt hoặc khi người ta nhấn nút “stop” trước lúc trang được tải về đầy đủ.

3. Đặt một đường link rõ ràng ngay tại trang chủ để cung cấp cho khách hàng các thông tin liên lạc với công ty bạn, bao gồm số điện thoại, số fax, địa chỉ mail bưu điệu và e-mail.

4. Cung cấp những thông tin tổng quan về công ty bạn, những tin tức trong ngành công nghiệp bạn đang kinh doanh ngay tại trang chủ của website.


Thường xuyên xem xét và kiểm tra lại trang web để đảm bảo rằng mọi thứ được cập nhập và các đường link luôn hoạt động tốt. Nội dung trang web cũng rất quan trọng: Bạn cần phải tìm hiểu cách thức mà thị trường sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn. Cần tìm ra những giả thiết khác nhau, thử nghiệm và điều chỉnh sao cho hợp lý. Để trang web nằm ở top 10 trong kết quả tìm kiếm, bạn cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng và phương pháp kỹ thuật tốt. Cần quan tâm đến hai phương diện: nội dung phải phù hợp với người truy cập và bố trí như thế nào để phù hợp với các bộ máy tìm kiếm trực tuyến.

Cuối cùng, sau khi khám phá trang web của bạn, khách hàng cần hiểu rõ được đâu là những lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ của bạn đem lại cũng như cung cấp cho khách hàng phương thức đặt hàng thuận tiện nhất. Liệu trang web bạn đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trước khi bạn yêu cầu họ đặt hàng chưa? Trang web của bạn đã tạo cho khách hàng sự yêu thích và hứng thú trước khi bạn mời họ đặt hàng chưa? Bạn đã cung cấp cho khách hàng một số cách đặt hàng thuận tiện cả trên mạng và ngoài mạng chưa? Liệu bạn đã hướng dẫn khách xem cụ thể từng buớc một khi duyệt web chưa? Hãy trả lời những câu hỏi trên và bạn sẽ có một trang web hiệu quả nhất đem lại lợi nhuận ngày một lớn hơn.


Minh An- BWPORTAL(Dịch từ Entrepreneur)

 

Thiết kế website dưới góc nhìn ngộ nghĩnh

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến việc thiết kế và phát triển website, do vậy, mỗi dự án không bao giờ được phân mảng rõ ràng như trong những hình mô tả dưới đây. Chúng chỉ như một ví dụ cơ bản, dễ hiểu và vui nhộn về một công việc vốn đòi hỏi chất xám cao.
Ba nhân vật chính.

Có ba nhân vật chính tham gia vào dự án là bạn - lập trình viên (programmer), họa sỹ thiết kế (designer), khách hàng yêu cầu xây dựng site (client) và website ở đây được thể hiện qua một chiếc bóng đèn.

Thảo luận.
Thảo luận.

Bạn sẽ bắt đầu dự án bằng cách thảo luận với khách hàng về những công việc cơ bản: những điều cần làm, vai trò, trách nhiệm, đối tượng bạn sẽ liên hệ để lấy tài liệu (nội dung text, hình ảnh) cho website…

Suy nghĩ.
Suy nghĩ.

Bạn và họa sỹ sẽ suy tính xem nên tổ chức mọi thứ như thế nào: điều cần được xây dựng trên mọi trang, mức độ quan trọng… Bạn nên phác thảo một sơ đồ site cho khách hàng và làm cơ sở cho những lần thay đổi nội dung về sau.

Mô hình phác thảo.
Mô hình phác thảo.

Mô hình phác thảo, giống như một “bộ xương website” sẽ chứa tất cả các thành phần dẫn hướng, tính năng và nội dung xuất hiện trên trang web chính thức nhưng chưa có sự góp mặt của yếu tố thiết kế đồ họa. Mô hình được sử dụng để xác định những vấn đề rắc rối và những thành phần còn thiếu trong cấu trúc chung.

Tạo khung website như thế nào sẽ tùy thuộc ở bạn. Đối với site nhỏ, bạn chỉ cần sử dụng Illustrator hoặc Photoshop. Nhưng với những trang phức tạp, bạn phải viết bằng HTML để khách hàng có thể bấm chuột và kiểm tra xem mọi thứ đã đạt yêu cầu chưa.

Chuẩn bị nội dung.
Chuẩn bị nội dung.

Dựa trên sơ đồ site và bộ khung, bạn và khách hàng sẽ cùng nhau bàn bạc về nội dung cho website. Vấn đề nội dung có lẽ là công việc vất vả nhất mà khách hàng phải thực hiện trong suốt dự án và nó mất khá nhiều thời gian.

Thiết kế cơ bản.
Thiết kế cơ bản.

Khi những điều trên đang diễn ra, chuyên gia thiết kế sẽ tập trung nghiên những kiểu dáng cơ bản của trang chủ và các trang thứ cấp.

Khách hàng phản hồi.
Khách hàng phản hồi.

Khi thiết cơ bản đã sẵn sàng, khách hàng sẽ kiểm tra và đưa ra những đề xuất chỉnh sửa.

Thiết kế lại.
Thiết kế lại.

Đôi khi họa sỹ sẽ phải làm lại từ đầu hoặc đảo lộn mọi thứ…

Khách hàng chấp thuận.
Khách hàng chấp thuận.

… Cho đến khi tất cả đều hài lòng.

Quá trình xây dựng - phản hồi - xây dựng lại lặp đi lặp lại trong nhiều giai đoạn của dự án. Ngoài nhiệm vụ cung cấp nội dung, việc đưa ra nhận xét, góp ý cũng là trách nhiệm của khách hàng.

Thiết kế cụ thể.
Thiết kế cụ thể.

Sau khi mô hình cơ bản được chấp thuận, họa sỹ sẽ thiết kế chi tiết từng trang nhỏ website.

Chính thức chấp thuận.
Chính thức chấp thuận.

Một lần nữa, chúng được kiểm tra, làm lại và khẳng định lần cuối.

Dựng HTML.
Dựng HTML.

Khi đó, bạn bắt đầu hình thành trang HTML thực sự…

Sử dụng CSS.
Sử dụng CSS.

Và tạo phong cách với CSS (Cascading Style Sheets - chuẩn W3C trong việc tạo font, màu, khoảng trống... trong tài liệu web).

Trình bày với khách hàng.
Trình bày với khách hàng.

Bạn và khách hàng tiếp tục thảo luận để biên tập và chau chuốt cho đến khi có một site hoàn chỉnh.

Chạy thử nghiệm.
Chạy thử nghiệm.

Giai đoạn cuối cùng của quá trình là sửa lỗi. Site cần được chạy thử nghiệm trên tất cả các nền tảng để tìm lỗi kỹ thuật và phát hiện lỗi nội dung.

Ra mắt website với mọi người.
Ra mắt website với mọi người.

Đến đây, mọi người nói “Kết thúc”, nhưng tất nhiên bạn chưa thể cầm gọn khoản tiền công và ung dung ra về. Bạn phải theo dõi site ít nhất 10 ngày để xem có vấn đề gì phát sinh không.

Hải Nguyên (theo http://www.vnexpress.net)

 

Để giúp những bạn mới bắt đầu học thiết kế web, tôi đã viết ra một danh sách những điều nên làm trong thiết kế web và hy vọng sẽ giúp bạn tạo ra những trang web thiết thực và nghệ thuật.

1. Một bức tranh đáng giá cả ngàn từ.

Tuy nhiên bạn không nên nhét bất cứ cái gì bạn muốn vào trang web. Hình ảnh được sử dụng để nâng cao vẻ đẹp của trang web chứ không phải để lạm dụng nó. Hãy nhớ rằng với số lượng hình ảnh phù hợp sẽ tạo nên vẻ đẹp cho trang web. Hãy lấy một vài trang web "vĩ đại" để làm ví dụ như là MSN, Microsoft, Yahoo ...

Thời gian load của một trang không nên lâu hơn 5 - 10 giây. Nếu lâu hơn khoảng thời gian đó người đọc đã có thể bỏ đi lâu rồi. Cho nên bạn nên giữ dung lượng của trang chủ là khoảng 30k.

Mỗi một file trên một trang nên có những câu lệnh HTTP riêng biệt cho server. Nhiều hình ảnh quá sẽ làm giảm tốc độ load. Những nguyên nhân khác có ảnh hưởng đến tốc độ load chậm là thuộc tính Width và Height của bảng biểu. Nếu bạn không đặt thuộc tính cho bảng, trình duyệt sẽ đợi cho đến khi hình đó được download hết bởi vì nó cũng chẳng biết là bao nhiêu dung lượng nó sẽ dành cho hình đó.

2. Thanh di chuyển và chức năng nên được đặt lên trên đồ họa.

Sẽ là vô ích nếu bạn tạo ra một tuyệt phẩm nghệ thuật nhưng người dùng lại chẳng biết di chuyển và sử dụng nó ntn.

3. Nên giữ trang web càng đơn giản càng tốt.

4. Nếu cả trang web của bạn nằm trong một bảng

thì cả trang đó sẽ không thể hiện ra cho đến khi bảng chứa nó được load. Biện pháp để khắc phục tình trạng này là chia bảng ra làm hai hoặc nhiều phần, và để phần trên là một bảng nhỏ chỉ với banner và một vài nút di chuyển.

5. Tránh xa những chức năng chọn tính tương thích của trình duyệt.

Nếu một tính năng nào đó được hỗ trợ bởi trình duyệt này, thì gần như chắc chắn rằng nó sẽ không được hỗ trợ bởi trình duyệt khác. Khi bạn bắt buộc phải dùng những tính năng này thì bạn nên chắc rằng nó sẽ không bị giới hạn khi hiển thị trang web ở trình duyệt khác mà không hỗ trợ tính năng đó.

6. Đừng làm rối tung màn hình lên bằng những cửa sổ Pop-up.

Tôi thấy một số trang web của nước ngoài có dùng cửa sổ pop-up để quảng cáo hoặc bất cứ thứ gì đó. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa bởi vì hầu hết ai cũng dùng chương trình Pop-up stopper để ngăng chặn pop-up. Và một điều nhạy cảm hơn là dường như ai cũng dị ứng với pop-up, cho nên người ta thường chẳng quan tâm gì đến nội dung của pop-up mà chỉ đóng cái rụp là xong phim và bạn được âm điểm trong cảm nhận ban đầu.

7. Dùng font chữ đơn giản.

Hãy nhớ rằng font chữ cũng đôi khi mang lại phiền toái cho người đọc. Font nên được chọn là những font dễ đọc, không hoa hoét lắm. Nên tránh xa những font khó được tìm thấy. Bạn nên sử dụng những font thông dụng nhất là Arial, Verdana, Tahoma và Courier.

8. Một cấu trúc bậc thang đang rất thịnh hành

bây giờ là dạng cấu trúc như: Trang Chủ > Trang Con > Trang Phụ > Trang Web Đơn.

9. Sử dụng Java như một ngôn ngữ lập trình thiết thực.

Đừng dùng nó như một dạng đồ họa đầu - cuối cho hình ảnh của bạn. Có rất nhiều việc bạn có thể làm với Javascript nhưng nó không có nghĩa là bạn sẽ phải dùng hết những Javascript nào bạn tìm được. Javascript thường chạy chậm hơn, cho nên người đọc đôi khi cảm thấy nhàm chán và tệ hơn nữa, Java cũng được biết đến là nhân tố gây crash cho một vài trình duyệt web

10. Sử dụng thẻ META.

Các công cụ tìm kiếm phụ thuộc rất nhiều vào những từ khóa và đoạn miêu tả (Keyword & Description) ở trong thẻ META của bạn để nó crawl và dữ liệu của nó.

11. Hãy làm trang web tương thích với các loại trình duyệt

Các loại độ phân giải và các loại màu sắc. Nếu bạn có thể tạo ra được những trang web phù hợp với trình duyệt của người đọc và tạo cho người ta có cảm giác như đang "ở nhà" thì bạn sẽ thu được kết quả khả quan.

Thiết kế web là sự kết hợp của khả năng sáng tạo và kỹ thuật - và hai điều này là quan trọng như nhau. Một trang web tốt phải như là một tiền tuyến hiệu quả mà có thể đánh giá được sự khác biệt giữa một người lướt web bình thường và khách hàng tiềm năng của mình. Nhiệm vụ của những nhà thiết kế web là phải mang lại lợi nhuận cho công ty. Đây là một nhiệm vụ khó nhưng lại không phải là bất khả thi, bạn phải dựa vào kỹ năng và những công cụ mình có.

(Theo www.vietphotoshop.com)

 

Có một banner to, rộng cũng tốt và cũng rất cuốn hút sự chú ý của người đọc. Tuy nhiên, nếu ai cũng làm như thế thì bạn sẽ làm gì khác biệt không?
1. Kích thước nên phù hợp với tiêu chuẩn:

Và hãy luông giữ cho nó phù hợp với tiêu chuẩn. Có một banner to, rộng cũng tốt và cũng rất cuốn hút sự chú ý của người đọc. Tuy nhiên, nếu ai cũng làm như thế thì bạn sẽ làm gì khác biệt không? có một chuyên gia thiết kế nhận định là:"tôi biết nếu banner của bạn lớn hơn một xíu nó sẽ cuốn hút hơn sự chú ý của người đọc nhưng nếu ai cũng làm như thế thì chúng ta sẽ đi tới đâu?". Cho nên tôi khuyên bạn nên làm ở mức tiêu chuẩn. Theo một thông số không phải là chính thức thì banner tằm 778x140 là dạng tiêu chuẩn và được nhiều site sử dụng nhất.

2. Nội dung của trang phải phù hợp với banner.

Bên cạnh những hình đồ họa được thiết kế tỉ mỉ, thì banner của bạn cũng phải có nội dung cân bằng với nó. Nội dung trên banner nên ngắn gọn, đơn giản và phải thể hiện được mục tiêu và hướng đi của trang web. Nhưng trên hết nó phải thu hút được sự chú ý.

Nội dung trên banner nên trực tiếp và ngắn gọn bởi vì một điều đơn giản là nó không đủ chỗ cho một bài diễn văn. Hơn nữa, không phải ai cũng muốn đọc hoặc cố gắng đọc những gì bạn viết trên đó. Cho nên hãy giữ nó ở mức tối thiểu. Hãy nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình để cùng nhau có một câu ngắn gọn, súc tích chỉ trong 5 chữ. Bạn thậm chí có thể tạo lên sự khác biệt bằng một câu slogan thật ý nghĩa của bạn.

3. Màu sắc và hình động nên phù hợp

Trang web của bạn nếu có màu sắc và hình động thì nó nên phù hợp và mạch lạc trong suốt toàn bộ trang. Màu sắc nên bắt mắt và dễ nhìn một xíu, trong khi đó thì những hình đồ họa nên càng đơn giản nhưng hiệu quả càng tốt và dung lượng nên nhỏ để giảm thời gian load. Dù cho banner của bạn có là một đoạn intro flash đẹp như mơ và câu slogan đầy ý nghĩa, nhưng tất cả những điều đó sẽ trở thành vô nghĩa khi một ai đó đã chọn nút X màu đỏ trước khi nó kịp có cơ hội để thể hiện mình. Hãy giữ cho banner của bạn load thật nhanh ở cả những người dùng internet tốc độ không cao. Vì không phải ai cũng có may mắn được dùng đường truyền ADSL như của bạn.

4. Nhận xét từ gia đình và bạn bè

Người ta nói rằng nới tốt nhất để có những lời nhận xét chân thành là từ thành viên gia đình và bạn bè thân thiết. Họ có thể cho bạn những lời nhận xét cả tích cực và tiêu cực để bạn chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn bởi vì họ là những người mong bạn thành công. Hơn nữa họ không cảm thấy ngại khi phải nói thẳng ra rằng banner của bạn nhìn thấy ... ghớm! Cho nên hãy mở rộng tâm hồn để đón nhận những lời nhận xét cho dù nó là tích cực hay tiêu cực và hãy đánh giá nó thật nghiêm túc.

(Theo www.vietphotoshop.com)

 

Có nhiều webmaster "cố tình" bỏ qua thực tế này và trong thực tế có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng nhiều web host không thể cung cấp những dịch vụ tin tưởng và đã làm cho một số website sống dở chết dở.

1. 1. Bạn cần một webhost thật tốt và hiệu quả

Cho dù bạn có quảng cáo tốt đến mức nào đi chăng nữa thì cũng chỉ phí công nếu họ không thể vào được trang web của bạn. Và điều đó xảy ra khá là thường xuyên nếu bạn không có một dịch vụ webhost đủ tốt. Có rất nhiều kinh nghiệm "đau thương" của các webmaster kể cho nhau về những dịch vụ hosting làm ăn kiểu chụp giựt. Một vài dịch vụ hosting của Việt Nam thì quảng cáo cho chán nào là hỗ trợ khách hàng 24/7/365, bandwidth nhiều không kể siết, space dùng bao nhiêu cũng được ... Nhưng trong thực tế họ lại host cho quá nhiều khách hàng thậm chí vượt qua mức giới hạn của server đó. Nói chung có 1001 cách mà các dịch vụ hosting của cả ta và tây đang làm cho các webmaster phải điên đầu. Và người phải chịu trận cho những việc này chính là các webmaster như tôi và bạn, việc website bị down vài giờ, hoặc too many connection hoặc server busy. Điều này là vô cùng đáng tiếc vì để một người chịu thăm site của mình đã khó, còn để người ta thất vọng bỏ đi rồi quay lại thì càng khó hơn.

2. Bạn nên biết về SEO (Search Engine Optimization) và Search Engine Submission.



Hai khái niệm này tạm dịch là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay được các webmaster gọi tắt là SEO và Thêm trang web vào dịch vụ tìm kiếm.

Một thực tế là có đến cả triệu website trên mạng cung cấp thông tin về mọi lĩnh vực và trong đó có khoảng phài ngàn trang cung cấp thông tin giống như trang của bạn. Cho nên ở một mớ bòng bong và hỗn loạn như ao hồ như thế này thì việc bị "chết ngộp" là hoàn toàn có thể xảy ra cho bất cứ ai.

Cho nên một trong những cách để giảm bớt nỗi kinh hoàng này là "ghi danh" trang của bạn vào công cụ tìm kiếm nào đó và chắc chắn rằng bạn phải SEO cho trang của bạn. Điều này sẽ giúp bạn khẳng định được vị trí trên mạng và tạo cơ hội cho người lướt web tìm thấy bạn trong muôn vàn những thứ khác.

Nếu vì một lý do nào đó bạn không có hai điều này, bất cứ điều gì bạn cố gắng cũng chỉ phí công vô ích. Do vậy hãy suy nghĩ thật chu đáo nhé!

Ý kiến của tôi: Tác giả của bài này nói không sai, tuy nhiên với điều kiện túi tiền của những người như tôi và bạn thì việc bỏ ra $50/ tháng cho một dịch vụ hosting là điều không tưởng. Cho nên .... chúng ta chỉ còn biết cầu trời cho ông thần hosting phù hộ độ trì cho con bớt khổ ... mỗi khi hạn hán!

(Theo vietphotoshop.com)

 

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày