Nếu có thời gian ngồi xem lại, chúng ta thấy, bằng những dịch vụ mà Google cung cấp, ai cũng hoàn toàn có thể xây dựng một website cho riêng mình mà không cần phải có tí kinh nghiệm gì về HTML, lập trình web, không phải lo tới chi phí hosting, chi phí phần mềm (Dream Weave, Front page, ...) và cũng chẳng cần quan tâm gì đến vấn đề bảo mật.

1. Tạo website đơn giản với Google Page [1]: Sử dụng dịch vụ này, người dùng có thể dễ dàng tạo cho mình các trang web tĩnh mà chẳng cần hiểu biết tí xíu gì về HTML. Dịch vụ cung cấp khá nhiều giao diện bắt mắt ([2]) + chương trình uploader khá hay + tích hợp chức năng xử lý ảnh ngay ở trang soạn thảo web. Mỗi account của Google có thể tạo 5 website ở Google Pages, mỗi website được 100 MB không gian lưu trữ.

2. Tạo albums ảnh với Picasa Web Albums [3]: Picasa web albums là dịch vụ tạo albums ảnh của Google. Người dùng có thể upload hình (chỉ hỗ trợ jpeg), tạo albums, chia sẻ albums và có thể nhúng một albums slide show vào website của riêng họ. Dung lượng cho mỗi account là 250 MB.

3. Lưu trữ và chia sẻ video với Google Video [4]: TH đã upload một số video ở đây và thấy dịch vụ này của Google có một số điểm rất hay: (1) Hỗ trợ các định dạng video phổ biến [4'] (2) có tùy chọn chia sẻ hoặc không chia sẻ các file video. (3) tốc độ xem video ổn định (4) có thể xả tới một đoạn video (đối với các dịch vụ tương tự khác, khi xem một video, bạn không thể xả tới phần mà browser chưa tải tới. (4) Ở đa số các dịch vụ tương tự, việc upload khá khó khăn, nhưng với Google Video, dung lượng và thời gian của Video không bị giới hạn. Nên sử dụng công cụ upload mà GV cung cấp. (5) Cung cấp nhiều khả năng nhúng chương trình chơi video vào website của người dùng.

4. Viết nhật ký với Blogger [5]: hiện đang có rất nhiều người sử dụng dịch vụ này của Google để viết nhật ký trực tuyến.

5. Soạn văn bản và bảng tính với Google Docs & Spreadsheets [6]: chương trình xử lý văn bản và tạo bảng tính trực tuyến rất mạnh mẽ của Google. Đặc biệt, dịch vụ này còn cho phép nhiều người dùng cùng cộng tác với nhau để biên soạn tài liệu.

6. Xây dựng diễn đàn với Google Groups [7]: nếu muốn trao đổi với khách hàng, bạn bè, chúng ta có thể sử dụng Google Groups. Hiện tại GG hỗ trợ tạo các trang tĩnh, tạo chủ đề thảo luận, upload files...

7. Phát triển phần mềm với Google Hosting [8]: trường hợp bạn muốn phát triển phần mềm mã nguồn mở, Google Hosting ủng hộ bạn rất nhiệt tình. Sử dụng SVC để quản lý dự án.

8. Tự xây dựng bộ máy tìm kiếm với Google CSE (custom search engine) [9]: sử dụng GCSE, bạn có thể tự xây dựng cho website của mình một máy tìm kiếm thật mạnh mẽ.

9. Thống kê website với Google Analytics [10]: chỉ cần dán một đoạn thẻ javascript nhỏ vào trang web, GA sẽ giúp thống kê các chi tiết của khách viếng thăm website của bạn (phiên bản flash, có kích hoạt java, có kích hoạt javascript, chế độ màn hình, hệ điều hành gì, xem trang gì, chuyển từ trang nào đến website của bạn, xem trang web trong bao lâu, đến từ nơi nào trên thế giới, ...)

10. Google Apps for your domain [11] là một dịch vụ mới của Google, chắc chắn tương lai sẽ có rất nhiều cải tiến. Hiện tại, với dịch vụ này, bạn có thể xây dựng hệ thống email riêng và có thể cấu hình để có thể truy cập các trang web ở Google Pages bằng tên miền riêng.

[1] http://pages.google.com
[2] Tôi sử dụng Google Pages để tạo trang đầu ở http://webministrydesign.net
[3] http://picasaweb.google.com/
[4] http://video.google.com
[4'] http://video.google.com/support/bin/answer.py?answer=26562&topic=1488
[5] http://blogger.com
[6] http://docs.google.com
[7] http://groups-beta.google.com
[8] http://code.google.com/hosting
[9] http://google.com/coop/cse
[10] http://google.com/analytics
[11] http://google.com/a

(Theo toila.net)